Nỗi ám ảnh suy thoái kinh tế đẩy giá dầu sụt mạnh trong tuần qua

Trong tuần qua, nỗi sợ suy thoái kinh tế đã tác động mạnh khiến giá dầu giảm rất sâu, đến hơn 6%.

Giá dầu sụt hơn 3% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu khi mà những tác động từ nỗi sợ liên quan đến suy thoái kinh tế toàn cầu lớn dần và nhu cầu dầu đi xuống tại nhiều thị trường quan trọng của thế giới, đặc biệt Trung Quốc trở nên lớn hơn so với việc liên minh các nước sản xuất dầu mỏ OPEC+ cắt giảm sản lượng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu Brent hạ 2,94USD/thùng tương đương 3,1% xuống 91,63USD/thùng trên thị trường London. Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai giảm 3,50USD/thùng tương đương 3,9% xuống 85,61USD/thùng.

Giá dầu Brent và giá dầu WTI đều giao động nhiều trong trạng thái tăng và giảm điểm trong phần lớn phiên giao dịch của ngày thứ Sáu. Tuy nhiên tính cả tuần, giá dầu giảm lần lượt 6,4% và 7,6%.

Lạm phát lõi tại Mỹ tăng mạnh nhất trong 40 năm, thực tế này củng cố cho quan điểm rằng lãi suất sẽ vẫn duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn cùng với rủi ro suy thoái kinh tế. Quyết định lãi suất tiếp theo của Fed sẽ được đưa ra vào ngày 1-2/11.

Tâm lý của người tiêu dùng Mỹ tiếp tục cải thiện trong tháng 10/2022, tuy nhiên kỳ vọng lạm phát tiêu dùng có phần xấu đi, theo kết quả khảo sát mới đây.

Việc tâm lý của người tiêu dùng tốt hơn được coi như tiêu cực bởi nó đồng nghĩa với việc Fed sẽ cần phải duy trì tâm lý của người tiêu dùng và hãm phanh nền kinh tế lại hơn nữa, tuy nhiên điều này lại làm tăng đồng USD và tạo ra áp lực suy giảm lên giá dầu, chuyên gia tại quỹ Price Futures Group ở Chicago – ông Phil Flynn phân tích.

Quảng cáo

Chỉ số đồng USD tăng khoảng 0,8%. Đồng USD mạnh hơn khiến cho nhu cầu dầu suy giảm, nó khiến cho dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.

Tại Mỹ, trong tuần vừa rồi, các doanh nghiệp năng lượng đưa vào khai thác thêm 8 giàn khoan dầu mới, nâng tổng số giàn khoan dầu đang hoạt động lên 610, ngưỡng cao nhất tính từ tháng 3/2020, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.

Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã không ngừng cố gắng đẩy lùi COVID-19 bằng rất nhiều các biện pháp phong tỏa. Tỷ lệ nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc ở mức thấp, tuy nhiên giới chức Trung Quốc áp dụng chính sách không COVID-19 gây ra nhiều sức ép lên hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) vào ngày thứ Năm đã hạ dự báo nhu cầu dầu cho năm nay và năm sau, đồng thời cảnh báo về khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu.

Thị trường hiện vẫn chịu ảnh hưởng bởi quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và liên minh (OPEC)+ khi họ thông báo giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu/ngày. Tình trạng sản xuất yếu kém trong nhóm OPEC+ đồng nghĩa sản lượng giảm ước tính 1 triệu thùng dầu/ngày.

Saudi Arabia và Mỹ đã đối đầu về quyết định này.

Trong khi đó, các chuyên gia quản lý tiền tệ đã tăng trạng thái dầu tương lai và quyền chọn trong tuần kết thúc ngày 11/10/2022, theo Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC).

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro