Nhiều quốc gia trên toàn cầu đồng loạt giảm sử dụng đồng USD trong thương mại

Nga đã giảm sử dụng đồng USD trong một khoảng thời gian, tuy nhiên nỗ lực này được đẩy cao sau khi các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp với Nga chính thức có hiệu lực.

Sự thống trị của đồng USD trong hệ thống thanh toán toàn cầu đang chịu thách thức từ nhiều phía, từ việc có những nước lựa chọn thực hiện giao dịch thương mại bằng tiền địa phương cho đến việc nhóm BRICS tự phát triển đồng tiền của riêng họ. Hiện tại, vàng đang thu hút sự chú ý.

Trung Quốc và Nga trong thời gian gần đây đã giảm mạnh việc sử dụng đồng USD. Nga đã giảm sử dụng đồng USD trong một khoảng thời gian, tuy nhiên nỗ lực này được đẩy cao sau khi các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp với Nga chính thức có hiệu lực.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông ủng hộ việc sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc cho hoạt động thương mại giữa các nước Nga, châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

Theo cập nhật của Kitco News dựa trên số liệu của Bloomberg, hiện tại đồng nhân dân tệ hiện đã được giao dịch nhiều nhất tại Nga. Trong tháng 2/2023, lần đầu tiên trong lịch sử, đồng nhân dân tệ đã vượt qua đồng USD về khối lượng giao dịch.

Phó Chủ tịch Hạ viện Nga Alexander Babakov mới đây đã xác nhận thông tin rằng nhóm BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi hiện đang hướng đến việc tạo ra đồng tiền chung. Ông Babakov cho rằng đồng tiền mới sẽ có thể được bảo đảm bởi giỏ nhiều loại hàng hóa khác nhau, trong đó có bao gồm vàng và nhiều loại nguyên tố đất hiếm khác.

Trong tuần trước, chuyên gia kinh tế trưởng tại Goldman Sachs – ông Jim O'Neill kêu gọi nhóm BRICS mở rộng và “thách thức” sự thống trị của đồng USD.

Quảng cáo

Ông O'Neill nói rằng sự độc tôn của đồng USD làm ảnh hưởng đến sự ổn định chính sách tiền tệ, chính vì vậy nhóm BRICS cần có đối sách làm giảm điều này.

“Cho đến nay, đồng USD giữ vai trò quá lớn trong tài chính toàn cầu. Dù rằng Fed đã có nhiều quá trình điều chỉnh, có thể là nới lỏng hoặc thắt chặt chính sách tiền tệ thì hậu quả của việc đồng USD có vai trò quá lớn cũng không hề nhỏ, hậu quả cũng rất tệ hại”, ông O'Neill nhấn mạnh trong bài báo đăng tải trên tạp chí Global Policy.

Khi phát biểu trước nhóm những người ủng hộ mình, cựu Tổng thống Mỹ cũng đã nói về xu thế phi USD. “Đồng USD đang giảm giá và sẽ không còn là chuẩn mực của thế giới nữa”, ông Donald Trump nói

Trong những diễn biến có liên quan, Saudi Arabia mới đây đã chấp thuận tổ chức Shanghai Cooperation Organization (SCO) trong vai trò đối tác đối thoại. SCO là liên minh chính trị, an ninh và thương mại được tạo ra vào năm 2001 nhằm ngăn sức ảnh hưởng của phương Tây. Thành viên của SCO bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan và 4 nước Trung Á khác.

Trung Quốc gần đây cũng có động thái vô cùng quan trọng chính là việc hoàn tất giao dịch khí đốt hóa lỏng (LNG) bằng đồng nhân tệ đầu tiên giữa công ty năng lượng nhà nước Trung Quốc và công ty TotalEnergies của Pháp thông qua Sàn Giao dịch Xăng và Khí đốt Thượng Hải.

Nhằm đáp ứng với việc nhu cầu đồng nhân dân tệ tăng cao, sàn giao dịch CME của Chicago cũng đã mở giao dịch quyền chọn với đồng nhân tệ của Trung Quốc trong tuần này. Giám đốc điều hành sàn CME, ông Chris Povey, khẳng định: “Khác với mười năm trước, nhiều nhà đầu tư không còn coi đồng nhân dân tệ như đồng nội tệ của nước mới nổi nữa”.

Trong tuần này, Trung Quốc và Malaysia công bố họ cởi mở với việc thành lập Quỹ Tiền tệ Châu Á nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD Mỹ. Ngân hàng Trung ương Malaysia cũng công bố đang tính đến cơ chế dàn xếp thương mại bằng đồng nội tệ.

Cuối tuần qua, Ấn Độ và Malaysia cũng thông báo sẽ tạm ngưng sử dụng đồng USD và sẽ thực hiện giao dịch bằng đồng rupee. Ấn Độ cũng công bố sẽ sử dụng đồng rupee như lựa chọn thay thế cho đồng USD trong bối cảnh nhiều nước chật vật với tình trạng thiếu đồng USD.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025