Nhà đầu tư đồng loạt bán dầu khi giá chạm ngưỡng cao

Sự tăng giá của đồng USD đồng thời gây ra sức ép lên giá dầu. Đồng USD mạnh lên khiến cho dầu thô trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.

Phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu giảm khi nhiều nhà đầu tư chốt lời. Thông tin mới công bố cho thấy nguồn cung dầu thô tại Mỹ giảm, ngoài ra, Trung Quốc cam kết đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, theo nội dung bài báo mới được Reuters đăng tải.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai hạ 17 cent xuống 79,46USD/thùng trên thị trường London.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ hạ 40 cent xuống 75,35USD/thùng.

Theo phân tích của chuyên gia tại Price Futures Group, ông Phil Flynn, nguyên nhân khiến giá dầu hạ trong phiên hôm qua chính là làn sóng chốt lời của nhà đầu tư.

Sự tăng giá của đồng USD đồng thời gây ra sức ép lên giá dầu. Đồng USD mạnh lên khiến cho dầu thô trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.

Ngày thứ Tư, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố dự trữ dầu thô Mỹ giảm 708.000 thùng trong tuần gần nhất xuống 457,4 triệu thùng, các chuyên gia phân tích trước đó đã dự báo về mức sụt giảm 2,4 triệu thùng.

Tổng lượng hàng tồn kho trong Dự trữ Chiến lược Quốc gia (SPR) của Mỹ tăng lần đầu tiên tính từ tháng 1/2021.

Trong một động thái có thể làm tăng nhu cầu dầu, cơ quan quản lý chính sách kinh tế hàng đầu Trung Quốc vào ngày thứ Ba đã cam kết tung ra chính sách khôi phục và tăng cường đẩy mạnh tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Số liệu công bố vào ngày thứ Ba cho thấy doanh số bán lẻ tại Mỹ tháng 6/2023 tăng thấp hơn so với kỳ vọng. Thực tế này củng cố cho quan điểm rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ ngừng nâng lãi suất. Lãi suất cao làm tăng chi phí cho vay, hãm đà tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.

Quảng cáo

Trong dấu hiệu tích cực, thành viên hội đồng thuộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Klaas Knot khẳng định ECB sẽ vẫn tiếp tục điều chỉnh lãi suất sau cuộc họp vào tuần sắp tới.

“Nhà đầu tư đã cảm thấy lạc quan khi mà lạm phát hạ nhiệt. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy lạm phát hạ nhiệt cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu dầu sẽ tăng lên”, chuyên gia thuộc quỹ Zaye Capital Markets – ông Naeem Aslam phân tích.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA) đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu lần đầu tiên trong năm nay, IEA viện dẫn đến việc triển vọng kinh tế xấu đi gây sức ép nhiều lên các nước giàu, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

IEA dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng ước tính 1,2 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2023 và lên ngưỡng trung bình 102,1 triệu thùng dầu/ngày.

Trung Quốc dự kiến chiếm khoảng 70% tăng trưởng nhu cầu dầu của toàn cầu.

Dự báo về nhu cầu dầu của thế giới đã được điều chỉnh giảm 220.000 thùng dầu/ngày so với báo cáo từ trước đó khi mà IEA dự báo mức tăng 2,4 triệu thùng dầu/ngày trên toàn thế giới.

“Yếu tố kinh tế vĩ mô còn nhiều thách thức dai dẳng thể hiện trong sản xuất toàn cầu sụt giảm đã khiến cho IEA phải hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu lần đầu tiên trong năm nay”, IEA nhấn mạnh trong báo cáo vào ngày thứ Năm.

“Nhu cầu dầu thế giới hiện đang chịu nhiều sức ép từ bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều thách thức chứ không phải chỉ bởi ảnh hưởng từ các biện pháp siết chặt tiền tệ tại nhiều nền kinh tế phát triển và mới nổi trong 12 tháng qua”, IEA phân tích.

Nhận định về năm sau, IEA cho rằng tăng trưởng nhu cầu sẽ chững lại chỉ còn khoảng 1,1 triệu thùng dầu/ngày khi mà quá trình phục hồi kinh tế chững lại và nhiều biện pháp tiết kiệm nhiên liệu được áp dụng.

Vào tháng trước, IEA khẳng định nhu cầu dầu toàn cầu sẽ chững lại và lập đỉnh trước thời điểm cuối thập kỷ khi mà nền kinh tế dịch chuyển từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang nhiên liệu xanh.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?