Nhà cung cấp khí tự nhiên hoá lỏng lớn nhất nước Mỹ cảnh báo EU về nguồn cung khan hiếm

Cheniere Energy, nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất nước Mỹ, cảnh báo mặt hàng này sẽ cùng khan hiếm trong mùa đông năm nay do nguồn cung hạn chế trên toàn thế giới.

Theo hãng tin Reuters (Anh), Cheniere - công ty xuất khẩu 70% sản lượng khí tự nhiên hoá lỏng sang châu Âu trong năm nay - cho biết nhu cầu LNG của Trung Quốc hồi sinh sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.

Ông Corey Grindal, Phó Chủ tịch điều hành các vấn đề thương mại toàn cầu của Cheniere, cho biết tại hội nghị Gastech hôm 9/9: “Cuối cùng, nguồn cung thị trường, các chính sách của chính phủ, cách phân bổ hoạt động, sẽ quyết định mùa đông lạnh đến mức nào”.

Ông Grindal nhấn mạnh môi trường giá cả hiện nay sẽ khiến nguồn cung LNG của Mỹ tiếp tục được đưa đến châu Âu. Giá khí tự nhiên hóa lỏng đã tăng vọt 2.750%, từ 2 USD/ triệu Btu vào năm 2020 lên 57 USD/ triệu Btu vào tháng 8/2022.

Quảng cáo

Tận dụng lợi thế giá khí tự nhiên hoá lỏng ở châu Âu tăng cao, Mỹ đã tăng cường xuất khẩu nguồn nhiên liệu này sang khu vực này trong năm nay.

Theo Bloomberg, Trung Quốc cũng đang cung cấp LNG dư thừa cho EU vì các chính sách “không COVID” đang đè nặng lên nhu cầu trong nước.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo việc Nga ngừng cung cấp khí đốt hoàn toàn sẽ khiến EU rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài trong nhiều mùa đông.

Ngày 2/9, Nga tuyên bố khoá van khí tự nhiên qua đường ống Nord Stream vô thời hạn. Theo Điện Kremlin, Nga sẽ chỉ vận hành lại đường ống này khi xử lý xong các vấn đề kỹ thuật với điều kiện phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro