EU chia rẽ trong việc áp giá trần khí đốt của Nga

Đức cho rằng việc áp trần giá khí đốt Nga có thể sẽ kích hoạt sự trả đũa của Moscow dưới hình thức cắt hoàn toàn khí đốt đối với EU.

Bộ trưởng Năng lượng các nước Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành họp ngày 9/9 tại Brussels (Bỉ) để tìm kiếm thỏa thuận về các biện pháp bảo vệ người dân trước giá năng lượng quá cao và ngăn chặn các công ty năng lượng phá sản trong bối cảnh Nga dần cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu.

Các nhà ngoại giao EU cho biết các nước thành viên nhìn chung ủng hộ đề xuất giúp các nhà cung cấp điện không bị phá sản do khó khăn thanh khoản nhưng các nước vẫn chia rẽ về kế hoạch áp giá trần đối với khí đốt của Nga.

Các cuộc thảo luận cấp bộ trưởng ngày 9/9 nhằm thảo luận về các lựa chọn trước khi đưa ra các đề nghị chính thức.

Ủy ban châu Âu đề xuất cung cấp thanh khoản khẩn cấp cho các công ty điện đang gặp yêu cầu thế chấp tăng cao. Các nhà ngoại giao cho biết các nước EU nhìn chung ủng hộ đề xuất này. Tuy nhiên, đề xuất áp giá trần khí đốt của Nga đang gây chia rẽ lớn.

Đức cho rằng việc áp trần giá khí đốt Nga có thể sẽ kích hoạt sự trả đũa của Moscow dưới hình thức cắt hoàn toàn khí đốt đối với EU. Đây là kịch bản mà Berlin lo ngại sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến các nước Trung Âu như CH Séc, Slovakia và Romania. Các nước này nhận khí đốt Nga qua đường ống xuyên Ukraine hoặc đường ống TurkStream.

Hungary cho rằng việc áp giá trần đối với khí đốt Nga sẽ khiến Moscow ngừng cung cấp khí đốt sang châu Âu ngay lập tức và điều này đi ngược lại với lợi ích của Hungary.

Quảng cáo

Bộ trưởng Năng lượng Bỉ Tinne Van der Straeten cho rằng hiện có rất ít khí đốt của Nga đến châu Âu, vì vậy giá trần khí đốt không ảnh hưởng gì đến Nga.

Các nước Baltic nằm trong số các nước ủng hộ ý tưởng này vì cho rằng điều này sẽ giảm nguồn thu của Moscow để tài trợ cho chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Các Bộ trưởng Năng lượng của EU cũng xem xét đề xuất tất cả các nước thành viên EU giảm tiêu thụ điện trong giờ cao điểm, cũng như áp giá trần đối với điện ở mức 200 euro mỗi megawatt/h. Đề xuất này cũng bị một số nước phản đối.

Trong diễn biến liên quan, Bộ Tài chính Mỹ ngày 9/9 cho rằng trần giá dầu mà Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sắp áp đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga nên được ấn định theo “giá công bằng theo thị trường” trừ đi phần giá chênh do rủi ro từ cuộc xung đột ở Ukraine.

Theo bà Rosenberg, trong những tuần tới, nhóm G7 sẽ họp để ấn định mức giá trần được áp cho dầu mỏ xuất khẩu của Nga và “xúc tiến các chế tài” cụ thể về cách thức triển khai thực hiện.

Trước các động thái trên của phương Tây, ngày 9/9, Nga cảnh báo kế hoạch áp giá trần đối với xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga sẽ thất bại và chỉ đưa đến sự bất ổn tại Mỹ và các đồng minh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố phương Tây không hiểu rằng các biện pháp này cuối cùng sẽ tác động đến chính đất nước của họ.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay

Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.

Ba kịch bản tác động từ việc Hòa Kỳ áp thuế đối ứng tới Việt Nam Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4)

Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ

Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Giá gạo Thái Lan thấp nhất trong hơn hai năm Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ

Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.

Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 16 năm Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc