Nguyên nhân đằng sau việc IPO trên toàn cầu sụt giảm rất mạnh

Mức giảm sâu nhất diễn ra trên thị trường IPO của Mỹ khi mà doanh nghiệp chỉ huy động được về 3,2 tỷ USD.

Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Những rối loạn trong ngành ngân hàng và rủi ro suy thoái kinh tế lớn hơn đang tạo ra nhiều rắc rối với thị trường chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) toàn cầu, thị trường này đang chìm trong sự suy giảm thậm chí ngay cả sau khi vào đầu năm nay nhà đầu tư đã tin rằng khoảng thời gian tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Mỹ đã qua, theo Bloomberg đưa tin.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, các doanh nghiệp đã huy động ước tính 19,7 tỷ USD thông qua các đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng, theo dữ liệu được tính toán bởi Bloomberg. Con số này như vậy giảm ước tính khoảng 70% so với cùng kỳ và thấp nhất tính từ năm 2019.

Mức giảm sâu nhất diễn ra trên thị trường IPO của Mỹ khi mà doanh nghiệp chỉ huy động được về 3,2 tỷ USD. Hoạt động IPO sụt giảm như vậy đã tiếp nối của năm liền trước đó, nguyên nhân chính do lạm phát cao kéo dài, ngoài ra hàng loạt các đợt nâng lãi suất của ngân hàng trung ương các nước làm suy giảm sự quan tâm của nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm mạnh vào đầu năm 2023, chịu ảnh hưởng bởi việc Trung Quốc ngừng áp dụng biện pháp kiểm soát ngăn dịch COVID-19 cũng như những đợt nâng lãi suất với mức độ nhẹ hơn cũng làm suy giảm niềm tin vào sự mở cửa trở lại của thị trường IPO.

Quảng cáo

Những rắc rối trong lĩnh vực ngân hàng sau vụ sụp đổ của hàng loạt ngân hàng quy mô trung bình tại Mỹ và ngân hàng Credit Suisse đã tạo ra thêm nhiều bất ổn liên quan đến hướng diễn biến của lãi suất khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cố gắng kiềm chế lạm phát để ngăn có thêm nhiều hệ lụy.

“Lãi suất là vấn đề được quan tâm nhiều nhất, hiện cũng đang xuất hiện cuộc tranh luận liên quan đến việc quá trình siết chặt chính sách lãi suất sẽ kéo dài như thế nào và ở tốc độ ra sao”, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu về thị trường mới nổi khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Citigroup – ông Udhay Furtado phân tích.

“Hiện đang có quá nhiều vấn đề mà người ta cần phải xem xét, trong đó có định hướng chính sách của ngân hàng trung ương nhằm có thể đánh giá về việc quá trình siết chặt chính sách sẽ kết thúc vào quý 2, quý 3 hoặc quý 4, chỉ khi đó thị trường IPO mới phục hồi trở lại”, ông Furtado nhận định.

Để hoạt động IPO có thể tăng trưởng mạnh trở lại, sẽ cần đến rất nhiều sự ổn định, tuy nhiên trong tháng 3/2023, chỉ số đo lường bất ổn trên thị trường tài chính đã có lúc tăng vọt lên trên 20 điểm sau vụ sụp đổ của ngân hàng SVB và nhiều ngân hàng khu vực khác của Mỹ. Ngoài ra, có nhiều dấu hiệu cho thấy các rắc rối trong ngành ngân hàng đang tạo ra thay đổi lên kế hoạch IPO của doanh nghiệp.

Ngân hàng tư nhân của Đức có tên Oldenburgische Landesbank mới đây đã phải trì hoãn kế hoạch IPO dự kiến diễn ra vào đầu tháng 5/2023 bởi nhiều nhà đầu tư lo ngại về “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng toàn cầu.

“Hiện tại đang tồn tại quá nhiều bất ổn dự kiến có thể xảy đến, chính vì vậy, tâm lý của nhà đầu tư khá căng thẳng. Hiện tại đang là khoảng thời gian khá bất ổn để đầu tư tiền vào những doanh nghiệp mà chúng ta không thực sự chắc chắn về triển vọng kinh doanh”, chuyên gia quản lý quỹ tại quỹ Ninety One – bà Stephanie Niven phân tích.

Một điểm sáng trên thị trường vốn cổ phần toàn cầu chính là hoạt động chào bán cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết. Các đợt chào bán thứ cấp trên thị trường chứng khoán gần đây đã thu hút được 76 tỷ USD, tăng đến 48% so với cùng kỳ năm trước. Con số này bao gồm đợt chào bán cổ phiếu của Ngân hàng Bưu điện Nhật (JPB) dự kiến huy động ước tính 1,3 nghìn tỷ yên tức 9,9 tỷ USD, đây là đợt gọi vốn lớn nhất trong gần 2 năm theo hình thức này.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed