Nhìn nhận những động thái giúp tạm dập tắt xáo trộn trong ngành ngân hàng Mỹ

Bất ổn bắt nguồn từ sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank vào đầu tháng này đã tạo ra làn sóng rút tiền của người dân và kéo giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng cùng nhóm sụt rất mạnh.

Nhìn nhận những động thái giúp tạm dập tắt xáo trộn trong ngành ngân hàng Mỹ

Làn sóng dịch chuyển tiền gửi từ nhóm các ngân hàng nhỏ sang các tổ chức tài chính lớn trong đó có bao gồm JP Morgan Chase và Wells Fargo trong bối cảnh những nỗi lo liên quan đến sự ổn định của các ngân hàng khu vực chững lại trong những ngày gần đây, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Bất ổn bắt nguồn từ sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank vào đầu tháng này đã tạo ra làn sóng rút tiền của người dân và kéo giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng cùng nhóm như First Republic và PacWest sụt giảm thê thảm.

Những diễn biến mới nhất đã gây xáo trộn thị trường toàn cầu và khiến cho giới chức Mỹ phải can thiệp nhằm bảo vệ khách hàng gửi tiền. Hàng loạt xáo trộn trên thị trường bắt đầu cải thiện từ ngày 16/3/2023, đó là khi 11 ngân hàng Mỹ cùng “hợp sức” để bơm khoảng 30 tỷ USD vào ngân hàng First Republic, động thái giúp ổn định tình hình và hạn chế bớt làn sóng rút tiền.

“Những người hoảng sợ đã rời đi rồi. Nếu giờ còn ai chưa quyết định, chắc chắn họ sẽ vẫn ở lại”, một chuyên gia ngành nhấn mạnh.

Diễn biến mới nhất giúp cho cơ quan quản lý và những người làm việc trong ngành ngân hàng có thể có thời gian giải quyết những vấn đề trong hệ thống tài chính Mỹ mới phát sinh từ sau vụ sụp đổ của ngân hàng SVB, ngân hàng vốn rất phổ biến với các nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp của họ.

Vụ sụp đổ này diễn ra với tốc độ chóng vánh, có nguyên nhân còn bởi mạng xã hội và tính tiện dụng của dịch vụ ngân hàng trực tuyến, chắc chắn nó có ảnh hưởng lên hệ thống tài chính thế giới sau nhiều năm nữa.

Chỉ trong vòng vài ngày sau vụ thâu tóm quyền kiểm soát ngân hàng SVB, một ngân hàng cho vay khác có tên Singature Bank cũng đã bị đóng cửa, giới chức quản lý ngành ngân hàng Mỹ đã buộc phải sử dụng đến quyền lực khẩn cấp để đảm bảo cho quyền lợi toàn bộ khách hàng của hai ngân hàng này.

Quảng cáo

Hiệu ứng dây chuyền từ hai vụ việc này có thể thấy khắp thế giới, một tuần sau đó, giới chức quản lý ngành ngân hàng Thụy Sỹ đã buộc phải đưa ra quyết định đề nghị ngân hàng UBS thâu tóm Credit Suisse nhằm vực dậy niềm tin vào các ngân hàng châu Âu.

Diễn biến mới nhất trong ngành ngân hàng Mỹ đã khiến cho nhiều ngân hàng lớn ví như JP Morgan hay Goldman Sachs rơi vào tình thế khá khó khăn bởi phải đảm nhiệm quá nhiều trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng.

Nhóm các ngân hàng lớn phải tư vấn cho ngân hàng nhỏ, cùng lúc đó tham gia vào nhiều biện pháp nhằm vực dậy niềm tin hệ thống và hỗ trợ cho nhiều ngân hàng cho vay đang còn yếu kém như First Republic, đồng thời quản lý thêm hàng tỷ USD tiền gửi và tính toán về những tài sản có thể bán được.

Giờ đây sự chú ý đang dồn về ngân hàng First Republic vốn đã có nhiều khó khăn trong những tuần gần đây và giá trị cổ phiếu sụt đến 90% trong tháng này. Ngân hàng này được biết đến với thành công trong việc có được tập khách hàng giàu có tại khu vực bờ Đông và bờ Tây của Mỹ.

Cơ quan quản lý và ngành ngân hàng giờ đây đã phải áp dụng hàng loạt các biện pháp bất thường nhằm cứu các ngân hàng, chủ yếu biện pháp giống như dựng lên tường lửa ngăn khủng hoảng lây lan mạnh hơn có thể “nhấn chìm” thêm nhiều ngân hàng và gây căng thẳng hệ thống tài chính. Còn trong “hậu trường”, cơ quan quản lý tin rằng tình hình tiền gửi tại ngân hàng First Republic cũng đã được bình ổn, theo Bloomberg đưa tin.

First Republic đã thuê JP Morgan và Lazard tư vấn để có thể tìm ra giải pháp, kết quả, ngân hàng này tìm kiếm thêm được vốn để có thể vẫn duy trì được vai trò độc lập hoặc có thể được bán cho một ngân hàng ổn định hơn.

Nếu tất cả những nỗ lực trên vẫn thất bại, hoàn toàn có rủi ro rằng cơ quan quản lý sẽ buộc phải thâu tóm ngân hàng này, giống như những gì đã xảy ra với SVB và ngân hàng Singature. Phát ngôn viên của First Republic đã từ chối bình luận.

Dù rằng việc tiền gửi bị rút mạnh khỏi nhóm ngân hàng nhỏ đã chững lại, khoảng thời gian vài tuần qua đã cho thấy sự yếu kém của một số ngân hàng trong quản lý bảng cân đối kế toán.

Nhóm các ngân hàng này mắc kẹt khi mà Fed đang thực hiện chiến dịch nâng lãi suất mạnh tay nhất trong nhiều thập kỷ, các ngân hàng vì vậy phải chịu thua lỗ nặng nề với lượng trái phiếu mà họ nắm giữ. Giá trái phiếu giảm khi lợi suất tăng lên.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay

Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.

Ba kịch bản tác động từ việc Hòa Kỳ áp thuế đối ứng tới Việt Nam Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4)

Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ

Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Giá gạo Thái Lan thấp nhất trong hơn hai năm Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ

Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.

Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 16 năm Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc