Nguyên nhân đằng sau việc IPO trên toàn cầu sụt giảm rất mạnh

Mức giảm sâu nhất diễn ra trên thị trường IPO của Mỹ khi mà doanh nghiệp chỉ huy động được về 3,2 tỷ USD.

Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Những rối loạn trong ngành ngân hàng và rủi ro suy thoái kinh tế lớn hơn đang tạo ra nhiều rắc rối với thị trường chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) toàn cầu, thị trường này đang chìm trong sự suy giảm thậm chí ngay cả sau khi vào đầu năm nay nhà đầu tư đã tin rằng khoảng thời gian tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Mỹ đã qua, theo Bloomberg đưa tin.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, các doanh nghiệp đã huy động ước tính 19,7 tỷ USD thông qua các đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng, theo dữ liệu được tính toán bởi Bloomberg. Con số này như vậy giảm ước tính khoảng 70% so với cùng kỳ và thấp nhất tính từ năm 2019.

Mức giảm sâu nhất diễn ra trên thị trường IPO của Mỹ khi mà doanh nghiệp chỉ huy động được về 3,2 tỷ USD. Hoạt động IPO sụt giảm như vậy đã tiếp nối của năm liền trước đó, nguyên nhân chính do lạm phát cao kéo dài, ngoài ra hàng loạt các đợt nâng lãi suất của ngân hàng trung ương các nước làm suy giảm sự quan tâm của nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm mạnh vào đầu năm 2023, chịu ảnh hưởng bởi việc Trung Quốc ngừng áp dụng biện pháp kiểm soát ngăn dịch COVID-19 cũng như những đợt nâng lãi suất với mức độ nhẹ hơn cũng làm suy giảm niềm tin vào sự mở cửa trở lại của thị trường IPO.

Quảng cáo

Những rắc rối trong lĩnh vực ngân hàng sau vụ sụp đổ của hàng loạt ngân hàng quy mô trung bình tại Mỹ và ngân hàng Credit Suisse đã tạo ra thêm nhiều bất ổn liên quan đến hướng diễn biến của lãi suất khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cố gắng kiềm chế lạm phát để ngăn có thêm nhiều hệ lụy.

“Lãi suất là vấn đề được quan tâm nhiều nhất, hiện cũng đang xuất hiện cuộc tranh luận liên quan đến việc quá trình siết chặt chính sách lãi suất sẽ kéo dài như thế nào và ở tốc độ ra sao”, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu về thị trường mới nổi khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Citigroup – ông Udhay Furtado phân tích.

“Hiện đang có quá nhiều vấn đề mà người ta cần phải xem xét, trong đó có định hướng chính sách của ngân hàng trung ương nhằm có thể đánh giá về việc quá trình siết chặt chính sách sẽ kết thúc vào quý 2, quý 3 hoặc quý 4, chỉ khi đó thị trường IPO mới phục hồi trở lại”, ông Furtado nhận định.

Để hoạt động IPO có thể tăng trưởng mạnh trở lại, sẽ cần đến rất nhiều sự ổn định, tuy nhiên trong tháng 3/2023, chỉ số đo lường bất ổn trên thị trường tài chính đã có lúc tăng vọt lên trên 20 điểm sau vụ sụp đổ của ngân hàng SVB và nhiều ngân hàng khu vực khác của Mỹ. Ngoài ra, có nhiều dấu hiệu cho thấy các rắc rối trong ngành ngân hàng đang tạo ra thay đổi lên kế hoạch IPO của doanh nghiệp.

Ngân hàng tư nhân của Đức có tên Oldenburgische Landesbank mới đây đã phải trì hoãn kế hoạch IPO dự kiến diễn ra vào đầu tháng 5/2023 bởi nhiều nhà đầu tư lo ngại về “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng toàn cầu.

“Hiện tại đang tồn tại quá nhiều bất ổn dự kiến có thể xảy đến, chính vì vậy, tâm lý của nhà đầu tư khá căng thẳng. Hiện tại đang là khoảng thời gian khá bất ổn để đầu tư tiền vào những doanh nghiệp mà chúng ta không thực sự chắc chắn về triển vọng kinh doanh”, chuyên gia quản lý quỹ tại quỹ Ninety One – bà Stephanie Niven phân tích.

Một điểm sáng trên thị trường vốn cổ phần toàn cầu chính là hoạt động chào bán cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết. Các đợt chào bán thứ cấp trên thị trường chứng khoán gần đây đã thu hút được 76 tỷ USD, tăng đến 48% so với cùng kỳ năm trước. Con số này bao gồm đợt chào bán cổ phiếu của Ngân hàng Bưu điện Nhật (JPB) dự kiến huy động ước tính 1,3 nghìn tỷ yên tức 9,9 tỷ USD, đây là đợt gọi vốn lớn nhất trong gần 2 năm theo hình thức này.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn