Nguyên nhân bất đồng xung quanh việc Mỹ xả 26 triệu thùng dầu từ dự trữ chiến lược

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ từ cả hai đảng hay sử dụng dự trữ SPR như phương tiện để có tiền cho các chương trình chi tiêu, dù rằng sau này họ sẽ mua bù lại.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày thứ Hai đã thông báo bán dầu từ Dự trữ Chiến lược Quốc gia (SPR), 26 triệu thùng dầu sẽ được đưa ra thị trường trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2023 cho đến 30/6/2023, như vậy tổng lượng dầu dự trữ sẽ rơi xuống mức thấp mới tính từ năm 1983.

Không giống như đợt xả dầu từ dự trữ chiến lược mà chính quyền Tổng thống Biden thông báo trước đây sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, đợt xả 26 triệu thùng dầu gần nhất có nguyên nhân trực tiếp từ hai quy định luật pháp mà Quốc hội Mỹ thông qua từ thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Thông báo này được đưa ra ra khi mà giá khí đốt tăng và nước Mỹ chuẩn bị bước vào mùa cao điểm lái xe.

“Chính quyền Biden đang xả thêm dầu từ dự trữ SPR nhằm tránh tình trạng giá xăng tăng đột biến. Hiện đang có những lo lắng trong nội bộ chính quyền Biden về khả năng giá xăng đang trở lại ngưỡng 4USD/gallon và Tổng thống Mỹ lo lắng về những áp lực chính trị mà ông phải đương đầu”, chuyên gia phân tích tại tổ chức Price Futures Group và FOX Business Network – ông Phil Flynn nói.

Ông Price nói thêm: “Chắc chắn sẽ có những sự phản đối từ chính trị gia Đảng Cộng hòa vốn đã quá mệt mỏi với việc sử dụng dự trữ SPR quốc gia cho mục đích chính trị và tạm thời ra giá thấp trong ngắn hạn nhưng dài hạn giá sẽ vẫn ở mức cao”.

Khi ông Biden chính thức nhận nhiệm sở vào tháng 1/2021. SPR khi đó có 638 triệu thùng dầu trong tổng công suất ước tính khoảng 713 triệu thùng. Sau khi xả tổng số khoảng 260 triệu thùng, SPR hiện giờ ở ngưỡng khoảng 371,6 triệu thùng tính đến tháng 2/2023 – ngưỡng thấp nhất tính từ tháng 12/1983, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Việc bán ra 26 triệu thùng dầu từ SPR sẽ khiến cho dự trữ này giảm xuống còn ước tính khoảng 346 triệu thùng dầu – thấp nhất tính từ tháng 8/1983.

Quảng cáo

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ từ cả hai đảng hay sử dụng dự trữ SPR như phương tiện để có tiền cho các chương trình chi tiêu, dù rằng sau này họ sẽ mua bù lại. Các tổng thống Mỹ cũng thường xuyên sử dụng SPR để giúp hạ nhiệt giá xăng trong ngắn hạn.

Tuy nhiên việc dự trữ xăng giảm sâu đã khiến nhiều chính trị gia chỉ trích việc giảm thêm, đồng thời hai đảng cũng chỉ trích việc tiếp tục này. Quốc hội Mỹ vào tháng 12/2022 cũng đã chỉ trích việc bán khoảng 140 triệu thùng dầu dự kiến sẽ bán ra trong khoảng từ năm 2024 đến năm 2027.

Gần đây, Hạ viện Mỹ đã thông qua một số dự luật đặt ra điều kiện với hoạt động bán dầu từ dự trữ SPR trong tương lai, trong đó có việc cấm bán SPR cho một số đối tượng nhất định, đồng thời cũng thông qua dự thảo yêu cầu phát triển kế hoạch cung cấp thêm đất của liên bang cho dầu và khí đốt trước khi bán dầu từ SPR nếu không trong trường hợp khẩn cấp.

Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) nhấn mạnh trong tuyên bố mới đây: “Chính quyền đang tập trung vào việc bù đắp cho SPR theo cách mang đến quyền lợi tốt nhất cho những người nộp thuế bởi nhắm đến việc mua lại dầu thô ở ngưỡng giá thấp hơn so với khi bán ra, cùng lúc đó, mang đến tình trạng ổn định cho ngành theo cách khuyến khích sự phát triển của sản xuất trong ngắn hạn.

DOE đang có kế hoạch bù đắp cho SPR trong dài hạn thông qua mua lại trực tiếp bằng doanh thu có được từ những lần bán khẩn cấp, ngoài ra là những giải pháp tránh bán ra không cần thiết gây hao hụt nguồn cung dầu.

Sau động thái cung cấp thêm dầu ra thị trường của chính quyền Mỹ, giá dầu ngay lập tức giảm hơn 1%.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 4/2023 giảm 96 cent tương đương 1,1% xuống 85,65USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao hợp đồng tương lai tháng 3/2023 giảm 87 cent tương đương 1,1% xuống 79,27USD/thùng.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro