Nguy cơ lạm phát toàn cầu bị "thổi bùng" từ việc Trung Quốc tái mở cửa nền kinh tế

Trung Quốc chắc chắn sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi kinh tế phục hồi, vì vậy nó làm đẩy tăng áp lực lên giá dầu và nhiều loại hàng hóa khác.

Ngay khi mà những dấu hiệu trên toàn cầu cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt, quá trình mở cửa kinh tế Trung Quốc sau nhiều năm kiểm soát dịch COVID-19 chặt chẽ hiện đang khiến nhiều người lo sợ về khả năng việc kinh tế Trung Quốc vận hành bình thường trở lại có thể đẩy tăng chi phí trên toàn cầu thêm một lần nữa, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhìn chung không lo lắng, tuy nhiên họ cho biết sự bất ổn ban đầu sẽ chỉ khiến cho tình hình thêm khó khăn với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng như nhiều ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới đang trong quá trình nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát bằng việc hãm lại tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc chắc chắn sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi kinh tế phục hồi, vì vậy nó làm đẩy tăng áp lực lên giá dầu và nhiều loại hàng hóa khác. Cùng lúc đó, tuy nhiên, quá trình mở cửa của kinh tế Trung Quốc sẽ có thể làm dịu đi những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng và cho phép các nhà máy tăng cường sản xuất, nó giúp giải quyết một số vấn đề từng gây ra lạm phát cao trong năm 2022.

Hai tác động có thể bù trừ lẫn nhau qua thời gian, tuy nhiên nhiều diễn biến mới sẽ có thể khiến cho ngân hàng trung ương nhiều nước có thêm lý do để giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn khi mà họ xem xét đến ảnh hưởng từ Trung Quốc thậm chí khi mà nhiều nền kinh tế lớn của thế giới đang tiến gần hơn đến khả năng suy thoái kinh tế.

“Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành nhân tố X trong cuộc chiến chống lạm phát trên toàn cầu và Fed không thể làm gì nhiều để ngăn chặn điều đó”, giám đốc điều hành tại China Beige Book tại Washington DC – ông Leland Miller phân tích.

Chính quyền Bắc Kinh đã khiến cho tăng trưởng kinh tế đi xuống trong phần lớn khoảng thời gian của 3 năm qua khi mà giới chức tiến hành phong tỏa các thành phố đồng thời siết chặt kiểm soát biên giới nhằm ngăn COVID-19 lây lan. Nhập khẩu dầu của Trung Quốc năm 2022 giảm đến năm thứ 2 liên tiếp và tăng trưởng kinh tế nói chung hạ nhiệt xuống chỉ còn khoảng 3% - tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Quảng cáo

Cuối năm ngoái, giới chức Trung Quốc bất ngờ loại bỏ đi các biện pháp kiểm soát biên giới, chính vì vậy số lượng các ca lây nhiễm COVID-19 tăng lên mức đột biến, ngoài ra, nhiều chuyên gia kinh tế đang kỳ vọng vào khả năng kinh tế phục hồi mạnh một khi làn sóng lây nhiễm dịch qua đi. Các chuyên gia kinh tế phố Wall hiện đang dự báo về mức tăng trưởng kinh tế đạt 5% hoặc cao hơn trong năm nay.

Người tiêu dùng Trung Quốc, mắc kẹt bên trong các căn hộ, căn nhà của họ trong phần lớn thời gian đại dịch COVID-19, đã tích lũy được hơn 2 nghìn tỷ USD trong các khoản tiền gửi ngân hàng vào năm ngoái, vì vậy họ sẽ có động lực chi tiêu nhiều hươn.

Hiện tại, đang xuất hiện nhiều dấu hiệu lạm phát tăng cao tại Trung Quốc dù rằng lạm phát Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ và châu Âu. Giá phòng khách sạn tại một số điểm du lịch nổi tiếng tăng mạnh, giá thực phẩm tại Trung Quốc tháng 12/2022 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) gần đâu cho biết nhu cầu tăng cao từ phía Trung Quốc có thể khiến cho tiêu thụ dầu toàn cầu tăng lên mức ước khoảng 101,7 triệu thùng dầu/ngày, cao hơn nhiều so với ngưỡng trước COVID-19.

Nếu Trung Quốc duy trì được quá trình mở cửa nền kinh tế, giá dầu Brent thậm chí có thể giao dịch trung bình ở ngưỡng khoảng 100USD/thùng vào thời điểm cuối năm nay từ mức 82USD ở hiện tại, theo các chuyên gia kinh tế tại Societe Generale. Giá dầu cao cũng đồng nghĩa với chi phí xăng dầu và vận tải leo thang trong khi mà tại Mỹ gần đây, giá xăng đã giảm đáng kể.

Nhu cầu khí đốt để phục vụ cho các ngành công nghiệp cũng như hóa chất của Trung Quốc cũng có thể sẽ là một vấn đề, nó đẩy giá cao hơn ở thời điểm mà bản thân châu Âu đang chật vật trong việc có đủ nguồn cung năng lượng.

Giá cả điều chỉnh tăng ở thời điểm lạm phát ở nhiều nơi trên thế giới dường như đang hạ nhiệt. Tháng 12/2022, lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt 6 tháng liên tiếp còn chỉ số lạm phát tại Anh cũng giảm đến tháng thứ 2. Ở thời điểm tháng 11/2022, lạm phát tại nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới ghi nhận tháng giảm đầu tiên tính từ tháng 8/2021, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Mỹ tuyên bố 'cứng', doạ áp mức thuế tối đa với các quốc gia không “thiện chí” đàm phán thương mại

Theo Financial Times, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế tối đa đã từng đe dọa trước đó đối với các quốc gia không đàm phán “một cách thiện chí”.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Mỹ sẽ thông báo mức thuế mới cho nhiều đối tác trong 2-3 tuần tới