Triển vọng sáng của kinh tế Trung Quốc năm 2023

Thông qua phỏng vấn của Nhật báo chứng khoán, 7 chuyên gia kinh tế trưởng đều cho rằng năm 2023, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ có những cải thiện tương đối rõ rệt, toàn diện và tích cực.

Theo trang mạng China News, gần đây, với việc công bố báo cáo công tác chính phủ năm 2023 của 31 địa phương của Trung Quốc, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế dự kiến ở tất cả các địa phương đều đã được đưa ra cụ thể.

Chỉ tiêu GDP của các địa phương cho thấy, đa số các địa phương đều cao hơn 5%. Trong số đó, Hải Nam khoảng 9,5%; Giang Tây khoảng 7%; An Huy, Ninh Hạ, Hồ Nam và Hồ Bắc khoảng 6,5%. 12 địa phương gồm Trùng Khánh, Cam Túc, Hà Nam, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Sơn Tây, Nội Mông, Vân Nam, Phúc Kiến, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Quý Châu đều đặt chỉ tiêu ở mức 6%.

Thượng Hải là hơn 5,5%; Thiểm Tây và Quảng Tây khoảng 5,5%; Các tỉnh Quảng Đông, Sơn Đông, Chiết Giang và Liêu Ninh là trên 5%; Giang Tô và Thanh Hải là khoảng 5%; Bắc Kinh là trên 4,5% và Thiên Tân là khoảng 4%.

Bốn địa phương lớn hàng đầu về kinh tế gồm Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông và Chiết Giang đều đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 5%. Trong đó, Quảng Đông, Sơn Đông và Chiết Giang đều trên 5% và Giang Tô là khoảng 5%.

Năm 2022, tổng lượng kinh tế của 4 tỉnh lớn dẫn đầu cả nước đều tăng trưởng. Trong số đó, GDP cả năm của Quảng Đông dự kiến tăng khoảng 2%, đạt 12.800 tỷ NDT, đứng đầu cả nước trong 34 năm liên tiếp. GDP của Giang Tô dự kiến vượt mức 12.000 tỷ NDT. Sơn Đông dự kiến tăng khoảng 4%, đạt khoảng 8.700 tỷ NDT. Chiết Giang dự kiến tăng khoảng 3% trong năm 2022.

Mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP của các địa phương đặt ra trong năm 2023 cho thấy động lực phát triển của các địa phương trong cả nước. Thông qua phỏng vấn của Nhật báo chứng khoán, 7 chuyên gia kinh tế trưởng đều cho rằng năm 2023, nền kinh tế của Trung Quốc là một sẽ có những cải thiện tương đối rõ rệt, toàn diện và tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước dự kiến sẽ ở mức trên 5%. Với sự hỗ trợ của một loạt chính sách, nền kinh tế Trung Quốc sẽ được thúc đẩy nhiều hơn bởi nhu cầu trong nước, thúc đẩy tiêu dùng và ổn định đầu tư sẽ trở thành động lực chủ yếu.

Mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2023 của tỉnh Hải Nam, Trùng Khánh đã được nâng lên so với năm 2022. Trong đó, mục tiêu GDP của tỉnh Hải Nam đặt ra là 9,5%, đứng đầu cả nước, Tây Tạng đứng thứ hai với 8%, Giang Tây và Tân Cương bằng nhau, đứng thứ 3 ở mức 7%.

Trả lời phỏng vấn của Nhật báo chứng khoán, Bàng Minh (Bruce Pang) - nhà kinh tế trưởng của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL) cho biết, một số tỉnh đã nâng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy hoạt động kinh tế hiện nay duy trì xu hướng phục hồi và ổn định. Các ngành, địa phương đều đang nắm bắt thời cơ, nỗ lực phấn đấu, ưu tiên ổn định, phát triển trong ổn định.

Trong số đó, tốc độ tăng trưởng GDP của 18 địa phương như Thiên Tân và Hà Bắc đã có điều chỉnh hạ thấp. Về vấn đề này, Triệu Vĩ, nhà kinh tế trưởng của công ty chứng khoán Sinolink Securities cho rằng, mặc dù phần lớn các địa phương đã hạ tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2023, nhưng điều đó không có nghĩa là các địa phương bi quan về xu hướng phát triển kinh tế trong năm nay.

Quảng cáo

Về triển vọng tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước trong năm 2023, chuyên gia Triệu Vĩ cho rằng, theo kinh nghiệm cho thấy mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP của Thượng Hải và Bắc Kinh tương đối gần với mục tiêu tăng trưởng của cả nước. Mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP của Thượng Hải trong năm 2023 ở mức trên 5,5%, điều đó có nghĩa tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước trong năm 2023 cũng ở mức khoảng 5,5%.

Trần Lịch, nhà kinh tế trưởng kiêm Giám đốc trung tâm nghiên cứu của công ty chứng khoán Chuancai Securities cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước trong năm 2023 có thể vào khoảng 6%, trong đó quý II/2023, tốc độ tăng trưởng sẽ tăng rõ rệt do hiệu ứng cơ sở thấp.

Chung Chính Sinh, nhà kinh tế trưởng của công ty chứng khoán Bình An Securities cho rằng, nguy cơ suy thoái kinh tế ở bên ngoài sẽ tăng dần trong năm 2023, lạm phát có thể giảm nhanh và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể chuyển từ tăng lãi suất sang hạ lãi suất. Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hàng năm của Trung Quốc sẽ đạt mức 5% hoặc thậm chí cao hơn trong năm 2023.

Minh Minh, nhà kinh tế trưởng của công ty chứng khoán CITIC Securities cũng cho rằng tất cả các địa phương đều coi trọng “tăng trưởng ổn định”, tập trung vào xây dựng kinh tế, điều này sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho sự ổn định và phục hồi của nền kinh tế quốc gia. Dự kiến nền kinh tế Trung Quốc sẽ có chuyển biến tốt tổng thể trong năm 2023 và dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 5%.

Dương Đức Long, nhà kinh tế trưởng của Quỹ nguồn mở Qianhai cho biết, dự kiến, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ trở lại mức 5% trong năm 2023. Cùng với việc không ngừng tối ưu hóa các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, hoạt động sản xuất và tiêu dùng của Trung Quốc sẽ trở lại bình thường, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng theo từng quý, niềm tin cũng sẽ không ngừng tăng lên.

Về điểm cốt lõi của ổn định kinh tế, thúc đẩy phát triển, củng cố niềm tin trong giai đoạn tiếp theo, chuyên gia Bàng Minh cho rằng mấu chốt của phục hồi kinh tế năm 2023 vẫn nằm ở việc mở rộng toàn diện hiệu quả các nhu cầu xã hội, đặc biệt là tích cực mở rộng nhu cầu trong nước.

Dự kiến giai đoạn tiếp theo của công tác kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi vai trò cơ bản của tiêu dùng và vai trò then chốt của đầu tư, ổn định niềm tin của chủ thể thị trường và kỳ vọng của người dân.

Theo nhà kinh tế trưởng của công ty chứng khoán Avic Securities, Đổng Trọng Vân, kinh tế toàn cầu có khả năng tiếp tục suy giảm trong năm 2023, khiến xuất khẩu của Trung Quốc đối mặt với những khó khăn tương đối nghiêm trọng. Điều này cũng có nghĩa là việc ổn định kinh tế năm nay phải dựa nhiều hơn vào nhu cầu trong nước.

Chuyên gia kinh tế Trần Lịch cho biết: “Đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư sản xuất sẽ tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là ổn định đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng”. Chuyên gia Trần Lịch cho rằng số hóa, trí tuệ nhân tạo, trung hòa carbon và phát triển xanh là những xu hướng chính để chuyển đổi nâng cấp ngành sản xuất của Trung Quốc, chuyển đổi nâng cấp ngành sản xuất cấp cao sẽ mang lại nhiều nhu cầu nâng cấp và đổi mới thiết bị.

Trong tương lai, nước này vẫn có thể tăng cường hỗ trợ cho sản xuất cấp cao và đổi mới công nghệ, và đầu tư sản xuất ở mức độ nhất định sẽ đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ nền tảng của kinh tế. Cùng với việc thúc đẩy bởi chính sách ổn định tăng trưởng hiện nay, các lĩnh vực cơ sở hạ tầng mới và cũ hợp lực giúp cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển ổn định lành mạnh.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%