Nguồn cung khí đốt Nga đang dịch chuyển khỏi phương Tây

"Gã khổng lồ" năng lượng Gazprom cho biết các lô khí đốt từ Nga đến các quốc gia không thuộc Cộng đồng các Quốc gia độc lập (CIS), đã giảm hơn 40%. Trong khi đó, lượng khí đốt xuất khẩu sang Trung Quốc đang tăng lên.

Theo đài RT (Nga), nguồn cung khí đốt tự nhiên của Tập đoàn năng lượng Gazprom cho các quốc gia bên ngoài Cộng đồng các Quốc gia độc lập - bao gồm hầu hết các nước EU - đã giảm 42,6% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo cho biết lượng xuất khẩu lên tới 91,2 tỉ mét khối khí đốt, thấp hơn 67,6 tỉ mét khối so với giai đoạn 10 tháng đầu năm 2021.

Quảng cáo

“Gazprom cung cấp khí đốt theo các hợp đồng đã xác nhận”, Tập đoàn Gazprom sẻ trên kênh Telegram.

Năm ngoái, công ty này đã tăng lượng xuất khẩu khí đốt sang các nước bên ngoài CIS thêm 5,8 tỉ mét khối, lên 185,1 tỉ mét khối. Trong khi đó, lượng khí đốt xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí Power of Siberia đã tiếp tục tăng theo hợp đồng song phương dài hạn. Theo Gazprom, việc giao khí đốt qua đường ống này thường xuyên vượt mức ghi trong hợp đồng hàng ngày.

Gazprom bắt đầu bơm khí đốt đến Trung Quốc qua đường ống dài 3.000 km này vào năm 2019. Còn được gọi là Tuyến đường phía Đông, công suất của Power of Siberia lên tới 61 tỷ mét khối mỗi năm, bao gồm 38 tỷ mét khối xuất khẩu. Moskva và Bắc Kinh đang lên kế hoạch thiết lập tuyến vận chuyển khí đốt lớn khác qua Mông Cổ mang tên Soyuz Vostok. Gazprom đang hoàn thiện các chi tiết xây dựng cuối cùng cho dự án khổng lồ này.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc