Người dân khắp thế giới "buốt ruột" khi đổ xăng

Charles Dupont, quản lý một cửa hàng quần áo ở vùng Essonne, phía nam Paris, cho biết: "Tôi tập kiểu ‘lái xe sinh thái’, nghĩa là đi chậm hơn và tránh phanh gấp". Những người khác thì cố gắng vận dụng tất cả những gì có thể để giảm tốc độ vơi xăng.

Tại một trạm xăng gần sân bay Cologne, Đức, ông Bernd Mueller nhìn chăm chăm vào các con số vùn vụt chạy trên bảng điện tử: 22 euro, 23 euro, 24 euro. Những con số cho thấy lượng xăng đổ vào bình đang tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với trước. Ông cảm thấy như bị móc túi. Cụ ông 80 tuổi cho biết: “Tôi sẽ bỏ xe ô tô vào tháng 10, tháng 11 này”.

Vận dụng đủ cách để đỡ tốn nhiên liệu

Trên toàn cầu, những người lái xe như Mueller đang suy tính lại về thói quen và tình hình tài chính cá nhân trong bối cảnh giá xăng và dầu diesel tăng chóng mặt - bắt nguồn từ cuộc chiến ở Ukraine và cuộc phục hồi toàn cầu sau đại dịch COVID-19. Giá năng lượng là một động lực chính của lạm phát đang tăng trên toàn thế giới và khiến chi phí sinh hoạt ở khắp nơi trở nên đắt đỏ hơn.

Một tài xế xe công nghệ ở Việt Nam đã tắt ứng dụng gọi xe vì không muốn đốt nhiên liệu đắt đỏ trong những giờ cao điểm. Một gia đình ở Pháp giảm bớt quy mô của kỳ nghỉ tháng Tám. Một nhà thiết kế đồ họa ở California tính thêm giá xăng vào chi phí đi gặp khách hàng. Một người mẹ ở Rome đang cân nhắc chi phí đưa con trai đi cắm trại, đã nghĩ đến một bữa pizza đơn giản.

Những quyết định được đưa ra trên khắp nền kinh tế thế giới cũng đa dạng như chính người tiêu dùng và các quốc gia, nhưng có một điểm chung: Đi bộ nhiều hơn; đi tàu điện ngầm hoặc xe buýt; lôi chiếc xe đạp phủ bụi xuống; nhấn ga xe đều hơn để tiết kiệm nhiên liệu, hay cân nhắc xem chuyến đi có đáng không; hoặc thậm chí bỏ hẳn ô tô.

Đối với hàng triệu người không được tiếp cận với phương tiện giao thông công cộng hoặc không thể bỏ đi ô tô, giải pháp là nghiến răng trả tiền xăng và cắt giảm chi tiêu ở những khoản khác.

Nguyễn Trọng T., một lái xe Grab ở Hà Nội cho biết anh tắt ứng dụng trong giờ cao điểm: “Nếu bị kẹt xe, phí chở không bù lại tiền xăng cho chuyến đó”, anh nói. Nhiều lái xe khác cũng tắt ứng dụng như T., khiến khách hàng gặp khó hơn khi đặt xe giờ cao điểm.

jeepney-4003.png

Một tài xế xe jeepney đổ xăng ở thành phố Quezon, Philippines ngày 20/6/2022. Ảnh: AP

Ở Manila, anh Ronald Sibeyee từng chi 900 peso (gần 17 USD) tiền dầu mỗi ngày cho chiếc xe jeepney sặc sỡ, một phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở Philippines, lấy cảm hứng từ những chiếc xe jeep mà quân đội Mỹ bỏ lại sau Thế chiến thứ 2. Hiện giờ, anh phải chi 2.200 peso (41,4 USD) cho chừng đó dầu diesel.

"Đó lẽ ra đã là thu nhập của chúng tôi. Giờ thì không còn gì”, Sibeyee than. Thu nhập của anh đã giảm khoảng 40% do giá nhiên liệu tăng cao.

Giá xăng và dầu diesel là một phương trình phức tạp của chi phí dầu thô, thuế, sức mua và sự giàu có của từng quốc gia, trợ cấp của chính phủ và mức chi phí của những bên trung gian như nhà máy lọc dầu. Dầu được định giá bằng đô la, vì vậy nếu một quốc gia là nhà nhập khẩu năng lượng, thì tỷ giá hối đoái đóng một vai trò nhất định. Đồng euro yếu hơn gần đây là một phần đẩy giá xăng dầu ở châu Âu lên cao.

Quảng cáo

Nguy hiểm nhất là các yếu tố địa chính trị, chẳng hạn như cuộc chiến ở Ukraine. Kế hoạch cấm vận dầu của phương Tây đã làm chao đảo các thị trường năng lượng vốn đang phải đối mặt với nguồn cung khan hiếm do công cuộc phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau đại dịch.

Giá dầu thô trên toàn cầu là khoảng 110 USD / thùng, nhưng không có mức giá chung nào ở các trạm xăng toàn cầu do chính sách thuế và các yếu tố khác. Ở Hong Kong và Na Uy, người dân có thể phải trả hơn 10 USD cho mỗi gallon (1 gallon = 3,78 lít). Ở Đức, mức giá có thể vào khoảng7,5 USD mỗi gallon, và ở Pháp, khoảng 8 USD. Ở Mỹ, dù thuế nhiên liệu thấp hơn khiến giá xăng rẻ hơn, ở mức 5 USD/gallon, nhưng đây vẫn là mức giá kỷ lục ở nước này.

Người dân ở các nước nghèo chắc chắn là những người nhạy cảm nhất với giá năng lượng tăng cao, nhưng lúc này người dân châu Âu và Mỹ cũng đang bất an không kém.

Charles Dupont, quản lý một cửa hàng quần áo ở vùng Essonne, phía nam Paris, buộc phải đi làm bằng ô tô riêng. "Tôi tập kiểu ‘lái xe sinh thái’, nghĩa là lái xe chậm hơn và tránh phanh gấp", anh nói.

Những người khác thì cố gắng vận dụng tất cả những gì có thể để giảm tốc độ vơi xăng. Cô Letizia Cecinelli, đang đổ xăng tại một trạm ở Rome, cho biết cô chuyển sang xe đạp và cố gắng giảm các chuyến xe ô tô không thực sự cần.

Giá xăng dầu cũng có thể mang động lực chính trị. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thúc đẩy Saudi Arabia bơm thêm dầu thô để giúp hạ giá nhiên liệu. Ông đã quyết định đến vương quốc Arab này vào tháng tới sau khi liên minh OPEC + do Saudi Arabia dẫn đầu quyết định tăng sản lượng. Mỹ và các quốc gia khác cũng đã xả dầu từ nguồn dự trữ chiến lược, nhưng điều này chỉ giúp phần nào chứ không mang tính quyết định.

Một số quốc gia áp đặt giới hạn giá nhiên liệu, như Hungary. Tại Đức, chính phủ đã cắt giảm thuế 35 cent / lít đối với xăng và 17 cent đối với dầu diesel.

Đức cũng đã áp dụng giảm giá vé tháng 9 euro cho các phương tiện giao thông công cộng, khiến các nhà ga và xe lửa đông đúc vào dịp nghỉ lễ cuối tuần gần đây. Chương trình này kéo dài trong ba tháng.

Trên thực tế, mọi người vẫn đang đổ xăng nhiều không kém trước khi xảy ra đại dịch, theo Hiệp hội các trạm xăng của Đức. “Mọi người đang đổ xăng nhiều như trước - họ càu nhàu nhưng họ đang chấp nhận điều đó,” phát ngôn viên của hội, ông Herbert Rabl nói.

Có triển vọng nào hạ giá xăng không

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc cuộc chiến ở Ukraine ảnh hưởng như thế nào đến thị trường dầu mỏ toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng một lượng dầu của Nga gần như chắc chắn sẽ bị mất khỏi thị trường vì Liên minh châu Âu, khách hàng thân thiết và lớn nhất của Nga, đã tuyên bố sẽ chấm dứt hầu hết các giao dịch mua từ Moskva trong vòng 6 tháng.

Trong khi đó, Ấn Độ và Trung Quốc đang mua nhiều dầu của Nga hơn. Châu Âu sẽ phải lấy nguồn cung từ một nơi khác, chẳng hạn như các nhà xuất khẩu Trung Đông. Nhưng OPEC +, bao gồm cả Nga, đã không đạt được các mục tiêu sản xuất của mình.

Lúc này, với nhiều người, chi tiêu cho những chuyến đi chơi, hay những kỳ nghỉ hè kéo dài ở châu Âu, đang được đặt lên bàn cân.

Isabelle Bruno, một giáo viên ở ngoại ô Paris, hiện bắt xe buýt đến ga tàu thay vì lái xe mất 10 phút. "Tôi và chồng thực sự lo lắng về những ngày nghỉ lễ vì chúng tôi thường lái ô tô về thăm gia đình ở miền nam Pháp", cô nói. "Bây giờ chúng tôi sẽ quan tâm đến vé tàu và chỉ sử dụng ô tô cho những chuyến đi ngắn".

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria