Ngành tài chính lao đao, những khoản thưởng nhiều triệu USD trên phố Wall “biến mất”

Tổng quỹ thưởng của toàn ngành tài chính giảm xuống còn 33,7 tỷ USD trong năm ngoái, giảm 21% so với năm 2021.

Ảnh: MarketWatch
Ảnh: MarketWatch

Mức thưởng trung bình trên phố Wall giảm 26% trong năm ngoái khi mà giao dịch trên thị trường tài chính trầm lắng và các ngân hàng nỗ lực cắt giảm chi phí, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Tổng quỹ thưởng của toàn ngành tài chính giảm xuống còn 33,7 tỷ USD trong năm ngoái, giảm 21% so với năm 2021, theo phân tích của Giám đốc Kiểm soát Tài chính bang New York – ông Thomas DiNapoli.

Điều này đồng nghĩa mức thưởng trung bình cho người lao động trong ngành chứng khoán tại New York giảm xuống còn 176.700USD, thấp nhất tính từ năm 2019. Mức thưởng của ngành như vậy giảm sâu nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

“Mức giảm lương thưởng đến 26% đưa mức thưởng trung bình xuống gần sát mức mà người làm việc trong ngành tài chính từng được nhận trước đại dịch COVID-19. Trong khi mức thưởng thấp hơn ảnh hưởng đến doanh thu thuế của thành phố và bang, quá trình phục hồi kinh tế không chỉ phụ thuộc vào phố Wall. Tình hình việc làm trong lĩnh vực giải trí và dịch vụ, bán lẻ, nhà hàng và xây dựng sẽ dần cải thiện”, ông DiNapoli tuyên bố.

Tính toán của liên bang được dựa trên các con số về thuế thu nhập cá nhân trong đó có thưởng tiền mặt trong năm 2022 cũng như thưởng từ những năm trước. Mức thưởng này không tính đến các hình thức thưởng khác ví như quyền chọn cổ phiếu hay thưởng sau theo năm.

Quảng cáo

Phân tích của năm nay trái ngược hoàn toàn với báo cáo của chính ông DiNapoli công bố cách đây chỉ một năm khi mà những doanh nghiệp tài chính lớn nhất phố Wall mắc kẹt trong cuộc chiến giành nhân lực giỏi, chính vì vậy lương thưởng được đẩy lên ngưỡng cao kỷ lục.

Việc lương thưởng sụt giảm có thể coi như tin xấu cho rất nhiều những chuyên gia ngành ngân hàng và nhà đầu tư phố Wall, lương thưởng của nhân lực ngành tài chính cấp độ cao có thể lên đến hàng triệu USD, mức thưởng họ nhận về thường cao gấp nhiều lần lương.

Trong năm vừa qua, tình hình kinh doanh của các ngân hàng trên phố Wall khó khăn hơn rất nhiều. Nguồn thu từ phí của nhóm năm ngân hàng đầu tư lớn nhất phố Wall giảm đến 49% trong năm 2022, theo tính toán của Bloomberg Intelligence.

Nguyên nhân chính khiến cho hoạt động chào bán cổ phiếu giảm là bởi căng thẳng Nga – Ukraine gây rối loạn trên các thị trường tài chính và gây tổn hại đến niềm tin doanh nghiệp. Việc Fed mạnh tay kiềm chế lạm phát bằng việc nâng lãi suất đồng thời tác động đến thị trường vốn trong phần lớn thời gian của năm.

Tuy nhiên, dù lương thưởng của các vị trí cấp cao giảm nhưng lần đầu tiên tính từ sau đại dịch COVID-19, ngành chứng khoán New York có thêm việc làm mới, theo DiNapoli. Tổng số lượng việc làm trong ngành tăng lên mức 190.800 người trong năm 2022, cao nhất trong vòng hơn 2 thập kỷ.

Việc thêm nhiều định chế tài chính phố Wall yêu cầu người lao động đến làm việc tại văn phòng khiến cho chi phí công tại thành phố tăng cao, tỷ lệ người sử dụng phương tiện công cộng tăng mạnh, theo DiNapoli.

Ông DiNapoli đồng thời nhấn mạnh rằng ước tính khoảng 43% người lao động trong ngành chứng khoán đi làm bằng tàu điện ngầm. Riêng hoạt động của trung tâm tài chính phố Wall chiếm khoảng 16% tổng hoạt động kinh tế của thành phố New York, chính vì vậy lợi nhuận của ngành này rất quan trọng với nguồn thu thành phố.

Để tiết kiệm chi phí, một số tổ chức tài chính đã chuyển nhân viên đến làm việc tại các khu vực có chi phí rẻ hơn, chính vì vậy tỷ trọng của New York trong ngành tài chính chứng khoán Mỹ giảm đi. Tại thành phố New York, cứ 11 việc làm thì có 1 việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến ngành tài chính.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng