Nga coi Nhân dân tệ như "đồng đô la Mỹ" mới

Mặc dù đồng nhân dân tệ đã bắt đầu xâm nhập vào Nga chậm rãi trong nhiều năm, nhưng đồng tiền này mới “chạy nước rút” trong 9 tháng qua khi tràn vào các thị trường và dòng chảy thương mại Nga.

Theo hãng tin Reuters, doanh nhân Trung Quốc Wang Min rất vui mừng khi Nga chấp nhận đồng nhân dân tệ. Công ty đèn LED của ông có thể định giá hợp đồng cho khách hàng Nga bằng nhân dân tệ thay vì USD hoặc euro và họ có thể trả cho ông bằng nhân dân tệ. Đó là tình huống đôi bên cùng có lợi.

Ông Wang Min nói: “Chúng tôi hy vọng rằng doanh số bán hàng ở Nga trong năm tới có thể chiếm 10-15% tổng doanh số”.

Ông Wang Min đang tìm cách khai thác quá trình “nhân dân tệ hóa” nhanh chóng của nền kinh tế Nga trong năm nay khi Nga tìm kiếm đảm bảo tài chính từ Trung Quốc. Ông nhìn thấy một tình huống đôi bên cùng có lợi khi các nhà xuất khẩu Trung Quốc giảm thiểu rủi ro tiền tệ và việc thanh toán trở nên thuận tiện hơn cho người mua Nga.

Mặc dù đồng nhân dân tệ đã bắt đầu xâm nhập vào Nga chậm rãi trong nhiều năm, nhưng đồng tiền này mới “chạy nước rút” trong 9 tháng qua khi tràn vào các thị trường và dòng chảy thương mại Nga.

Dịch chuyển tài chính của Nga về phía đông có thể đẩy mạnh thương mại xuyên biên giới, tạo ra một đối trọng kinh tế ngày càng tăng đối với đồng đô la Mỹ và hạn chế các nỗ lực của phương Tây nhằm gây sức ép lên Nga bằng các biện pháp kinh tế.

Tổng số giao dịch của cặp nhân dân tệ - ruble trên Sàn giao dịch Moskva đã tăng vọt lên mức trung bình gần 9 tỷ nhân dân tệ mỗi ngày vào tháng trước. Trước đây, giá trị hiếm khi vượt quá 1 tỷ nhân dân tệ trong cả tuần.

Ông Andrei Akopian, Giám đốc điều hành công ty đầu tư Caderus Capital (Nga), cho biết: “Điều đã xảy ra là việc giữ các loại tiền tệ truyền thống như đô la Mỹ, euro, bảng Anh đột nhiên trở nên rất rủi ro và tốn kém”. Nguyên nhân là vì ngân hàng giữ tiền gửi ngoại tệ có thể bị trừng phạt.

Ông nói: “Mọi người đều có động lực và thậm chí bị đẩy về phía đồng ruble hoặc các loại tiền tệ khác, trước hết là đồng nhân dân tệ”.

Giao dịch bằng nhân dân tệ - ruble đạt tổng cộng 185 tỷ nhân dân tệ trong tháng 10, gấp hơn 80 lần so với mức vào tháng 2 khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Tỷ trọng của đồng nhân dân tệ trên thị trường tiền tệ tăng lên 40-45% từ mức dưới 1% vào đầu năm.

Để so sánh, cặp USD/ruble, vốn chiếm hơn 80% khối lượng giao dịch trên thị trường Nga vào tháng 1, đã giảm thị phần xuống khoảng 40% vào tháng 10.

Quảng cáo

Dòng tiền quốc tế phản ánh một xu hướng tương tự.

Cho đến tháng 4, Nga thậm chí còn không lọt vào danh sách 15 quốc gia sử dụng đồng nhân dân tệ hàng đầu bên ngoài Trung Quốc đại lục, xét về giá trị của dòng chảy vào và ra. Kể từ đó, Nga đã nhảy lên vị trí thứ 4, chỉ sau Hồng Kông (Trung Quốc).

Tuy nhiên, đặt điều này trong bối cảnh toàn cầu, đồng USD và đồng euro cho đến nay vẫn là những đồng tiền thống trị, chiếm hơn 42% và 35% dòng chảy tương ứng tính đến tháng 9 năm nay. Đồng nhân dân tệ đã tăng lên gần 2,5% từ mức dưới 2% của hai năm trước đó.

Ông Shen Muhui, người đứng đầu một nhóm thương mại dành cho các nhà xuất khẩu nhỏ sang Nga ở tỉnh Phúc Kiến lân cận, cho biết ngày càng có nhiều người mua Nga mở tài khoản nhân dân tệ và thanh toán các giao dịch trực tiếp bằng đồng tiền Trung Quốc và đây là một lợi thế lớn.

rouble291122-1546.jpg

Đồng ruble của Nga. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Không chỉ các công ty Trung Quốc và cũng không chỉ các công ty nhỏ tham gia vào “đoàn tàu” nhân dân tệ.

Theo tính toán của Reuters, 7 công ty lớn của Nga, trong đó có Rusal, Rosneft và Polyus, đã huy động được tổng cộng 42 tỷ nhân dân tệ trái phiếu trên thị trường Nga. Danh sách này có thể tăng lên khi ngân hàng cho vay số 1 Sberbank và tập đoàn dầu mỏ Gazpromneft cũng đang xem xét khoản nợ bằng đồng nhân dân tệ.

Nhà sản xuất nhôm Rusal cho biết họ đã tăng tỷ lệ nhân dân tệ được sử dụng trong các giao dịch mua và bán trong năm nay và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng.

Ông Andrey Melnikov, Phó giám đốc bộ phận hợp tác quốc tế tại Ngân hàng Trung ương Nga, cho biết vào tháng 9, đồng nhân dân tệ chiếm khoảng 19% trong các thỏa thuận thương mại của Nga với Trung Quốc trong năm 2021 so với tỷ lệ 49% của đồng USD.

Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã tìm cách giảm phụ thuộc của Nga vào USD, nhưng yếu tố địa chính trị đã thúc đẩy xu hướng này vào năm 2022.

Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới, là cường quốc lớn nhất toàn cầu không tham gia trừng phạt kinh tế Nga. Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký kết quan hệ đối tác không giới hạn vào tháng 2.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn