Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 là 15%

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết sang năm 2025, NHNN tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 15%, việc giảm lãi suất sẽ phụ thuộc vào yếu tố tỷ giá.

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 là 15%
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tại phiên chất vấn sáng 11/11.

Sáng ngày 11/11, tại phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết sang năm 2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, tương tự như năm 2024.

Đây là một trong những biện pháp nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế khi lạm phát có thể được kiểm soát ở mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra.Thống đốc cho biết kể từ nửa cuối năm 2023, trong điều hành vĩ mô chung, Chính phủ đã đặt ra ưu tiên tăng trưởng kinh tế với sự kết hợp giữa hai chính sách là tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm trọng điểm còn chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt.

Tuy nhiên, Thống đốc cũng khẳng định là sẽ không chủ quan với lạm phát. Trong trường hợp có biến động lạm phát hiện hữu, NHNN sẽ phối hợp với các bộ ngành để điều hành chính sách vĩ mô liên quan.

Do là chính sách ngắn hạn, NHNN theo dõi rất sát diễn biến kinh tế vĩ mô, điều hành với liều lượng phù hợp. Mục tiêu theo quy định là điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, nên trong quá trình điều hành, NHNN không bao giờ chủ quan với lạm phát.

Về khả năng giảm lãi suất trong thời gian sắp tới, Thống đốc cho biết mục tiêu này còn phải phụ thuộc vào yếu tố tỷ giá. Giảm lãi suất có thể hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng nhưng cũng tác động tới tỷ giánên NHNN phải duy trì sự cân bằng.

Quảng cáo

"Rất khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ giảm lãi suất cho người dân. Nếu giảm lãi suất quá sẽ tạo tác động làm tăng tỷ giá và có thể lại gây ra những câu chuyện ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư nước ngoài", bà Hồng nói.

NHNN không cấm cho vay bất động sản

Cũng tại phiên chất vấn, liên quan đến tín dụng bất động sản, đại biểu Đỗ Huy Khánh cho biết, so với thị trường bất động sản Trung Quốc thì dự nợ tín dụng bất động sản Việt Nam mới chiếm tỷ lệ là 20%, Trung Quốc có thời điểm cao hơn là 30%. Như vậy, vẫn còn dư địa cho vay bất động sản ở Việt Nam hiện nay. Đại biểu đề nghị Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết quan điểm về vấn đề này?

Trả lời câu hỏi, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, NHNN không cấm cho vay vào lĩnh vực bất động sản.

Thống đốc cho biết, các tổ chức tín dụng cấp tín dụng vào lĩnh vực nào và tỷ lệ là bao nhiêu, hoàn toàn phụ thuộc vào sự quyết định của tổ chức tín dụng, tùy thuộc vào nguồn vốn của họ huy động.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, 80% tiền gửi ở Việt Nam là ngắn hạn nên khả năng cho vay tiếp tục của thị trường bất động sản cũng cần đảm bảo nguyên tắc để người dân rút tiền.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

Gia đình Chủ tịch SSI chuẩn bị được mua hơn 2 triệu cổ phiếu ESOP

Đợt phát hành ESOP 10 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần (CTCP) Chứng khoán SSI đang triển khai với thời hạn nộp tiền cho các bộ nhân viên Công ty là ngày 30/5. Tổng số sẽ có 307 nhân sự được mua cổ phiếu ESOP tại mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Chứng khoán MBS đã chuẩn bị xong hồ sơ cho đợt tăng vốn mới năm 2025

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững.

"ESG là cuộc chơi bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi dài hơi" Vì sao phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG? Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại

Sự khuấy động của dòng tiền đã giúp cho cuộc đua phá kỷ lục giá của nhóm Ngân hàng được hâm nóng trở lại sau cú sốc thuế quan 2025. Ngoài TCB đang liên tục phá kỷ lục, đã có thêm sự trở lại của MBB, STB.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Ngày 20/5, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB), đã gửi thư chia tay cán bộ nhân viên, chính thức rời cương vị điều hành sau gần 8 năm gắn bó với vai trò "người cầm lái" trong quá trình tái cơ cấu toàn diện của ngân hàng.

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam

Giá vàng SJC tăng trở lại

Giá vàng trong nước được điều chỉnh tăng khá mạnh trong bối cảnh trên thị trường thế giới, giá kim loại quý đi lên khi đồng USD tiếp tục suy yếu và thị trường chứng khoán đi xuống.

Giá vàng SJC đi ngang, cao hơn vàng thế giới hơn 15 triệu đồng/lượng Giá vàng hạ nhiệt khi nhu cầu trú ẩn an toàn suy yếu Đồng USD suy yếu, giá vàng thế giới tăng hơn 1%