Mất nhiều năm để du lịch Trung Quốc ra nước ngoài trở lại như trước đại dịch

Việc mở lại biên giới của Trung Quốc đánh dầu cho sự chấm dứt của chính sách không COVID-19, chiến lược đã khiến cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bị cô lập trong vòng 3 năm.

Tại các thành phố của Trung Quốc, khi mà các quy định kiểm soát COVID-19 chặt chẽ được gỡ bỏ đi, ngay lập tức nó đã tạo ra làn sóng trở về nước thăm quê hương của những người Trung Quốc ở nước ngoài, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Cô Go Tingting là một người như vậy, cô đã nóng lòng muốn trở về gặp ông nội và ăn các món ăn truyền thống Trung Quốc tại Bắc Kinh sau khoảng thời gian 3 năm không thể trở về Trung Quốc. Cô hiện đang làm việc cho một doanh nghiệp năng lượng tại London.

“Tôi muốn khóc. Tôi trở về Bắc Kinh, tôi sẽ ăn vịt quay, thịt cừu và tất cả những thứ gì tôi muốn”, cô đã bay về Bắc Kinh qua Hồng Kông.

Từ ngày Chủ Nhật tuần vừa rồi, Trung Quốc đã không còn yêu cầu cách ly đối với người từ bên ngoài đến Trung Quốc sau khi giới chức quyết định loại bỏ chính sách này cũng như chính sách vé máy bay vô cùng đắt đủ. Tuy nhiên, bất kỳ ai muốn vào Trung Quốc cũng đều phải có xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 48 tiếng trước khi đến. Như vậy Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát biên giới chỉ 2 tuần trước Tết Nguyên đán, nó đồng thời cũng đánh dấu cho sự kết thúc những nỗ lực khắt khe kiểm soát COVID-19 của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, số lượng người vào Trung Quốc nhiều khả năng cũng sẽ không tương xứng với số lượng người Trung Quốc ra nước ngoài du lịch. Ở thời điểm trước dịch COVID-19, khách du lịch Trung Quốc từng chi tiêu đến 280 tỷ USD tại các địa điểm du lịch trên khắp thế giới, từ Paris cho đến Tokyo. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, sẽ phải mất nhiều tháng nếu không muốn nói là vài năm để lượng chi tiêu trở lại con số nói trên.

Chính phủ của rất nhiều nước đã áp dụng các biện pháp xét nghiệm bắt buộc với người đến từ Trung Quốc sau khi tình trạng lây nhiễm COVID-19 tăng cao, ngoài ra, nhiều hãng hàng không trở nên ngại ngần áp dụng các biện pháp thay đổi mạnh mẽ với lịch bay của họ bởi xét đến việc năng lực bay hiện còn hạn chế và giá cả các loại dịch vụ vẫn còn quá cao.

Quảng cáo

“Quan điểm sẵn sàng đi du lịch của người Trung Quốc đang hồi phục lại. Tuy nhiên sẽ vẫn cần nhiều thời gian để người ta có thể nhìn thấy sự thay đổi về tâm lý đó phản ánh trực tiếp vào hoạt động đi lại”, người đứng đầu bộ phân nghiên cứu về giải trí và giao thông tại công ty chứng khoán UBS – ông Chen Xin phân tích.

Việc mở lại biên giới của Trung Quốc đánh dầu cho sự chấm dứt của chính sách không COVID-19, chiến lược đã khiến cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bị cô lập trong vòng 3 năm và chịu nhiều tác động nặng nề. Sau khi đã biện pháp kiểm soát virus được áp dụng trong phần lớn thời gian đại dịch, những biện pháp này đã trở nên không còn phù hợp nữa khi mà xuất hiện thêm nhiều biến chủng mới khiến cho việc loại bỏ hoàn toàn virus trở nên bất khà thi.

Anh Royce bay vào Thượng Hải từ Hồng Kông sau khi dành gần 1 tháng tại Australia, đây cũng là chuyến ra nước ngoài đầu tiên sau 3 năm của anh. Anh đã phải chờ 4 ngày tại Hồng Kông nhằm tránh việc phải cách ly tại Trung Quốc đại lục. Anh làm công việc kinh doanh sản phẩm xuất nhập khẩu tại Thượng Hải, vào tháng sau anh có kế hoạch đi châu Âu để gặp khách hàng.

“Quá trình mở cửa vô cùng quan trọng với nền kinh tế. Trong 3 năm kinh tế đóng cửa, mối quan hệ với đối tác của chúng tôi tại các nước khác nhau đang ngày một đi xuống”, anh nói.

Trung Quốc là nước cuối cùng trên thế giới loại bỏ các biện pháp kiểm soát phòng dịch COVID-19. Động thái này được giới chức Trung Quốc đưa ra muộn hơn đến hơn một năm so với những nước từng ủng hộ biện pháp không COVID-19 như Singapore, Australia và New Zealand nối lại việc cho phép bay quốc tế không hạn chế.

Quá trình mở cửa của Trung Quốc được tin cũng sẽ không tạo ra nhiều rủi ro bùng phát dịch bởi biến chủng BQ và XBB hiện vẫn thuộc chủng omicron, theo chuyên gia về dịch tễ học tại CDC Trung Quốc – ông Wu Zunyou. Ông Wu cho biết Trung Quốc hiện chưa phát hiện biến chủng nào mới nguy hiểm.

Phần lớn du khách vào Trung Quốc đại lục dự kiến sẽ đi qua Hồng Kông bởi hiện tại các đường bay quốc tế trực tiếp đến Trung Quốc vẫn còn khá hạn chế. Hiện tại, hạn mức người được vào hàng ngày từ trung tâm tài chính này ước tính khoảng 60.000/ngày trong đó có bao gồm 50.000 thông qua các tuyến đường bộ chia tách hai khu vực này.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay

Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.

Ba kịch bản tác động từ việc Hòa Kỳ áp thuế đối ứng tới Việt Nam Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4)

Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ

Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Giá gạo Thái Lan thấp nhất trong hơn hai năm Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ

Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.

Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 16 năm Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc

GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ

Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Đài Loan (Trung Quốc) chi ngân sách khủng để đối phó thuế nhập khẩu của Mỹ

Doanh thu của nhà lắp ráp iPhone hàng đầu cao kỷ lục

Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vừa công bố doanh thu quý I/2025 cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI).

Indonesia từ chối khoản đầu tư 100 triệu USD của Apple, vẫn cấm Apple bán iPhone 16 iPhone 16e: Chiến lược "chim mồi" của Apple trong phân khúc giá rẻ?