Sản xuất Trung Quốc ảnh hưởng mạnh do lây nhiễm COVID-19 tăng mạnh

Các nhà quản lý chuỗi cung ứng Trung Quốc đang cảnh báo khách hàng rằng bởi tình trạng lây nhiễm COVID-19 tăng cao, nhiều nhà máy không thể hoàn thành được đơn hàng.

Số lượng ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc tăng vọt đang ảnh hưởng đến quá trình hoàn tất các đơn hàng sản xuất, theo số liệu của CNBC.

Các nhà quản lý chuỗi cung ứng đang cảnh báo khách hàng rằng bởi tình trạng lây nhiễm COVID-19 tăng cao, nhiều nhà máy không thể hoàn thành được đơn hàng ngay cả khi mà số lượng đơn đặt hàng từ Mỹ đã giảm đến 40% bởi nhu cầu sụt giảm.

Số lượng đơn đặt hàng bằng đường biển vẫn tiếp tục thấp, theo số liệu của SONAR.

“Khi mà ½ hoặc thậm chí ¾ lực lượng lao động đang bị lây nhiễm COVID-19 và không thể làm việc được, nhiều doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc không thể vận hành bình thường, tuy nhiên sản lượng của họ thấp hơn nhiều so với bình thường”, theo công ty vận tải Hồng Kông HLS viết trong nghiên cứu gửi khách hàng.

“Hoạt động vận tải công ten nơ đồng thời cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi mà tất cả các doanh nghiệp đều chịu tác động từ đại dịch COVID-19. Chúng tôi cho rằng hoạt động sản xuất và vận tải sẽ rất kém sau Tết Nguyên đán bởi có quá nhiều doanh nghiệp buộc phải trì hoãn sản xuất sau khi lây nhiễm COVID-19 quá tệ hại, đồng thời họ có thể phải hủy đơn hàng trong nửa sau tháng 1 và đầu tháng 2/2022”, HLS phân tích.

HLS cũng nhấn mạnh rằng: “Tất cả các chỉ báo hiện giờ đều cho thấy các thành phố của Trung Quốc hiện đang trải qua tình trạng lây nhiễm COVID-19 tệ hại. Người mắc COVID-19 rất nhiều tại các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các bệnh viện quá tải khi số lượng người nhiễm COVID-19 tăng quá cao”.

Quảng cáo

Ba cảng lớn nhất Trung Quốc hiện đang đương đầu với những vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng bởi tình trạng lây nhiễm COVID-19.

Tại cảng Thượng Hải, một trong những khu cảng công ten nơ lớn nhất thế giới, báo cáo cảnh báo: “Số lượng các đơn hàng đang tăng lên khi mà nhiều nhà máy không thể vận hành bình thường khi quá nhiều người lao động nhiễm COVID-19”.

Cảnh báo tương tự được đưa ra tại cảng Thâm Quyến, cảng công ten nơ lớn thứ 4 trên thế giới và cũng là nơi tập trung nhà máy sản xuất của Apple. “Tình trạng hủy đơn hàng đang gia tăng khi mà nhiều nhà máy không thể vận hành bình thường do quá nhiều người lây nhiễm COVID-19”, báo cáo khẳng định.

Thanh Đảo, cảng lớn thứ 6 trên thế giới, được công bố hiện đang duy trì những nhà máy vận hành chỉ với ¼ công suất và vì vậy không thể nói đến việc đảm bảo hoạt động bình thường.

Dữ liệu mới nhất trái ngược hoàn toàn với thông tin được truyền thông nhà nước Trung Quốc loan báo, theo đó chủ yếu thông điệp phát đi là bình ổn. Tính chính xác của dữ liệu công bố bởi Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) hiện đang hứng chịu làn sóng chỉ trích trên thế giới.

“Số lượng đơn đặt hàng các nhà máy giảm ước tính khoảng 30 đến 40%, yếu tố mà bạn nghĩ sẽ giúp việc hoàn tất các đơn hàng được thuận lợi hơn. Tuy nhiên điều này đang không xảy ra tại nhiều khu vực của thế giới vốn đã gặp rắc rối. Và rồi bạn phải tính đến tình trạng lây nhiễm COVID-19 tệ hại sau dịp Tết Nguyên đán”, CEO của OL USA – ông Alan Baer nhận định.

“Dù rằng Trung Quốc trong thời gian gần đây đã loại bỏ chính sách hạn chế áp dụng thời kỳ COVID-19, tình trạng tắc nghẽn tại cảng Thượng Hải dường như đang tăng lên trong tuần đầu của năm 2023”, theo chuyên gia phân tích về chuỗi cung ứng tại MarineTraffic – ông Alex Charvalias. Tình trạng tắc nghẽn này là kết quả trực tiếp từ tình trạng phong tỏa do COVID-19 bắt đầu từ ngày 28/3/3022, phải đến giữa tháng 6/2022, thành phố này mới có thể mở cửa trở lại sau hai lần mở cửa thất bại.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc