Lý do Trung Quốc có thể hạ lãi suất đồng nhân dân tệ trước tháng 10

Số liệu tín dụng vào tháng 7/2023 cho thấy những khó khăn trên thị trường bất động sản Trung Quốc tiếp diễn, ngoài ra tình hình địa chính trị xấu đi cũng khiến cho bất ổn tăng lên, chuyên gia nhận định.

Kinh tế Trung Quốc hiện đang đương đầu với nhiều thách thức.

Theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải, số liệu tín dụng của tháng 7/2023 cho thấy nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc sụt giảm.

Những vấn đề trên thị trường bất động sản, đặc biệt vụ việc công ty bất động sản Country Garden phá sản trong thời gian gần đây không khỏi ảnh hưởng đến tâm lý nói chung. Niềm tin người tiêu dùng thấp.

“Số liệu tín dụng vào tháng 7/2023 cho thấy những khó khăn trên thị trường bất động sản Trung Quốc tiếp diễn, ngoài ra tình hình địa chính trị xấu đi cũng khiến cho bất ổn tăng lên”, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách Trung Quốc – ông Lu Ting và nhóm các nghiên cứu viên tại tổ chức nghiên cứu Nomura Holdings nhấn mạnh trong báo cáo công bố mới đây.

“Tại Nhật trong thập niên 1990, doanh nghiệp trả nợ để làm tăng khả năng tồn tại của họ, tuy nhiên ngày nay ở Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình đang giảm vay nợ do thiếu niềm tin”, báo cáo của ông Lu Ting khẳng định.

Nhóm nghiên cứu dự báo về khả năng Trung Quốc sẽ có thể hạ lãi suất cơ bản đồng nhân dân tệ trước thời điểm cuối tháng 9/2023, nếu không có các đợt điều chỉnh lãi suất như vậy, hoàn toàn có rủi ro Trung Quốc có thể không đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 5% trong năm nay.

Vào ngày thứ Ba, Trung Quốc dự kiến công bố số liệu kinh tế tháng 7/2023 cho thấy không có nhiều sự thay đổi so với tháng 6/2023 nhìn từ tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp và đầu tư tài sản cố định, theo khảo sát mới nhất của Reuters.

Quảng cáo

Doanh số bán lẻ tháng 7/2023 dự kiến tăng 4,7%, cao hơn một chút so với tháng 6/2023.

Lĩnh vực bất động sản, nơi mà nhiều hộ gia đình Trung Quốc tích trữ tài sản, hiện đang khiến nhiều người lo lắng về khả năng sự suy giảm của nó sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.

Vào cuối tuần qua, doanh nghiệp bất động sản Country Garden công bố đã tạm thời ngưng giao dịch với khoảng 10 lô trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ trên thị trường Trung Quốc nội địa.

Trong tuần liền trước, công ty đã không thanh toán được tiền lãi của hai khoản trái phiếu được định giá bằng đồng USD, theo thống kê của Reuters.

Các doanh nghiệp nhà nước có nhiều thuận lợi hơn doanh nghiệp tư nhân trong việc có được các khoản tín dụng tại Trung Quốc nơi mà các ngân hàng nhà nước chiếm đa số. Các doanh nghiệp bất động sản nhà nước Trung Quốc cũng kinh doanh nhà tốt hơn so với nhóm doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, theo phân tích dựa trên các dữ liệu lịch sử tại Trung Quốc, lĩnh vực bất động sản Trung Quốc cần phải suy giảm thêm đến khoảng 10% nữa mới có thể rơi xuống ngưỡng suy giảm tệ hại như Nhật hoặc Hàn Quốc từng trải qua trước đây, theo giám đốc quản lý đầu tư tại quỹ Brandes Investment Partners – ông Louis Lau phân tích.

Tuy nhiên ông Lau cũng nhấn mạnh đến việc bất động sản đóng góp khoảng 30% GDP tại Trung Quốc còn tại Hàn Quốc và Nhật, tỷ lệ này ở ngưỡng khoảng 20%.

Năm 2020, chính quyền Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch siết chặt kiểm soát vấn đề nợ nần của các doanh nghiệp bất động sản. Nhiều tháng gần đây, giới chức đã nới lỏng quan điểm quản lý của họ, tuy nhiên họ không đưa ra gói kích cầu quy mô lớn.

“Khi mà chính phủ càng cố hỗ trợ cho thị trường bất động sản, sẽ càng khó để ngành này lập đáy”, ông Lau nói.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á