Lý do kinh tế Trung Quốc có thể đương đầu với “thập kỷ mất mát” kiểu Nhật

Sau khi lập kỷ lục 340 tỷ USD vào tháng 12/2021, giá trị hàng xuất khẩu của Trung Quốc giảm xuống còn 284 tỷ USD trong tháng 5/2023.

Nền kinh tế quy mô 18 nghìn tỷ USD của Trung Quốc hiện đang đương đầu với khó khăn trong rất nhiều lĩnh vực. Theo số liệu công bố vào cuối tháng 6/2023, hoạt động sản xuất tiếp tục suy giảm.

Theo Bloomberg, xuất khẩu, một động lực quan trọng của kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bởi các nhà máy của Trung Quốc chạy đua thực hiện các đơn hàng của Mỹ và châu Âu, đã giảm đáng kể.

Sau khi lập kỷ lục 340 tỷ USD vào tháng 12/2021, giá trị hàng xuất khẩu của Trung Quốc giảm xuống còn 284 tỷ USD trong tháng 5/2023. Lãi suất tăng cao không khỏi gây sức ép lên hoạt động kinh tế tại Mỹ và châu Âu.

Một diễn biến khiến cho tình hình tệ hại hơn chính là việc phía Mỹ cố gắng ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với nguồn cung sản phẩm bán dẫn và nhiều công nghệ khác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai, cái mà Washington gọi là “cạnh tranh chiến lược” và Trung Quốc gọi đây là “kiềm chế”. Tổng giá trị hàng hóa mà Trung Quốc nhập khẩu trong 5 tháng đầu của năm nay giảm 6,7% sau khi tăng 1,1% trong năm 2022.

Nợ tại các kênh tài chính của địa phương tạo ra thêm thách thức cho những thành phố và địa phương vốn đã đang thiếu tiền. Chính quyền các tỉnh trước đây đã tăng cường vay tiền trong đại dịch bởi nguồn thu quan trọng từ bất động sản sụt giảm nghiêm trọng.

Trong kịch bản mà hoạt động xây dựng nhà ở suy giảm nghiêm trọng, doanh số bán bất động sản giảm lập tức gây tổn hại đến chi tiêu chính phủ. Suy thoái kinh tế Mỹ làm yếu đi nhu cầu toàn cầu, tại Trung Quốc tâm lý thị trường chuyển sang trạng thái ngại rủi ro.

Đầu năm 2023, nhiều chuyên gia đã lạc quan về khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi nhanh nhờ vào hoạt động mua sắm trả thù, ăn uống ở ngoài và đi lại. Trong nửa đầu năm nay, khi người dân đương đầu với tình trạng thất nghiệp tăng cao, thu nhập sụt giảm cũng hạn chế chi tiêu nhiều hơn, ngoài ra còn phải xét đến hiệu ứng tài sản suy giảm từ việc thị trường bất động sản khó khăn, chính vì vậy người dân cũng ngại chi tiêu hơn.

Tần suất đi lại của người dân trong nội địa Trung Quốc vào dịp lễ hội gần nhất thấp hơn so với trước đại dịch COVID-19, doanh số bán ô tô giảm so với cùng kỳ năm trước. Một yếu tố khác kéo lùi tiêu dùng chính là thất nghiệp trong thanh niên Trung Quốc đặc biệt cao, cao đến gấp 4 lần tỷ lệ thất nghiệp nói chung tại khu vực đô thị.

Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng siết chặt kiểm soát với các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2020 nhằm giảm rủi ro với hệ thống tài chính. Động thái này đã kéo giá bất động sản giảm đi và nhiều doanh nghiệp yếu hơn vỡ nợ. Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản ngừng xây dựng những ngôi nhà mà họ đã bán nhưng chưa thể bàn giao, chính vì vậy người mua nhà ngừng trả tiền thế chấp.

Tình hình thị trường rối ren như vậy có thể coi như “hồi chuông cảnh tỉnh” với nhiều người Trung Quốc vốn coi bất động sản như loại hình đầu tư an toàn, công cụ trữ tài sản. Cuối năm ngoái, chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra động thái cứu thị trường, thế nhưng dường như các biện pháp cũng không có nhiều tác động.

Số liệu về mục tiêu tăng trưởng GDP của Trung Quốc chính thức khoảng 5% trong năm nay. Trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo chỉ tăng trưởng 2,8% trong năm 2023, con số 5% dường như vẫn quá tốt. Tuy nhiên, cũng phải xét đến thực tế rằng Trung Quốc áp dụng biện pháp hạn chế đi lại ngăn dịch COVID-19 trong phần lớn thời gian của năm 2022, chính vì vậy hiệu ứng nền so sánh thấp.

Quảng cáo

Còn nếu loại bỏ đi yếu tố nói trên, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng gần 3%, chỉ bằng nửa so với tốc độ trước đại dịch COVID-19, theo tính toán của Bloomberg Economics. Trong tháng 6/2023, lạm phát giá cả sản xuất tại các nhà máy giảm sâu không khỏi khiến nhiều người dự báo về rủi ro giảm phát, đó là vòng xoáy tệ hại gây tổn hại nặng nề đến nền kinh tế.

Rất nhiều việc làm và sản xuất trên thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc bởi đây là thị trường tiêu thụ cũng như địa điểm sản xuất lớn của thế giới. IMF dự báo Trung Quốc sẽ là nước đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong vòng 5 năm tới, tỷ lệ này ước tính khoảng 22,6%, gấp đôi so với Mỹ.

Một phương thức quan trọng mà việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên khắp thế giới chính là thông qua hoạt động thương mại và các hoạt động xuất khẩu khoáng chất đến nhiều nước, ví như Brazil hay Australia đặc biệt dễ chịu tác động từ các chu kỳ phát triển và suy giảm của bất động sản Trung Quốc.

Trong năm nay, giá của nhiều loại hàng hóa chủ chốt trong đó có bao gồm thép thanh và quặng sắt đồng loạt giảm khi mà nhu cầu tại đất nước tiêu thụ nhiều kim loại nhất thế giới không tăng mạnh như kỳ vọng của giới đầu tư. Tình trạng suy giảm này đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều loại hàng hóa công nghệ cao. Có thể kể đến việc nhiều nước xuất khẩu lớn của thế giới như Hàn Quốc đang chứng kiến tình trạng suy giảm đến 2 con số trong nửa đầu năm nay.

Sau nhiều năm hạn chế đi lại do COVID-19, nhiều người Trung Quốc vẫn chưa nối lại việc đi ra nước ngoài bởi thu nhập và niềm tin việc làm của họ vẫn thấp, thực tế này không khỏi ảnh hưởng đến nhiều nước có nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch. Khi mà rủi ro có thêm các đợt nâng lãi suất khác không khỏi đe dọa đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái, nhiều chuyên gia kinh tế đang không loại trừ khả năng cả hai cỗ máy kinh tế của thế giới có thể cùng suy giảm, chính vì vậy ảnh hưởng đến khắp thế giới sẽ ngày một tồi tệ hơn.

Năm 2022, tín dụng ngân hàng dành cho bất động sản thấp nhất trong gần 1 thập kỷ, sang đến năm nay, tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục đi xuống sâu hơn nữa. Việc thị trường nhà đất suy giảm tuy nhiên vẫn chưa đủ để mang đến sự hồi phục cho doanh số.

Vào tháng 7/2023, Trung Quốc công bố sẽ có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp bất động sản hiện đang thiếu vốn đồng thời vực dậy lĩnh vực này thông qua việc cho phép trì hoãn trả nợ khoảng 1 năm.

Tháng 6/2023, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất cơ bản đồng USD, đây có thể coi như công cụ quan trọng nhằm giúp kích thích tăng trưởng kinh tế. Động thái bất ngờ này không khỏi khiến nhiều người kỳ vọng vào khả năng sẽ có những biện pháp kích thích tiền tệ và tài khóa để cứu nền kinh tế.

Cách đây không lâu, các chuyên gia đang dự báo về khả năng sẽ có động thái nới lỏng các biện pháp kiểm soát trên thị trường bất động sản, giãn thuế cho người tiêu dùng, đầu tư mạnh tay hơn vào cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.

Tuy nhiên tính đến đầu tháng 7/2023, nhiều thay đổi chính sách chưa thực sự nhắm vào lĩnh vực bất động sản, ví như việc giãn thuế cho việc mua các phương tiện mới cho đến năm 2027. Nợ công quá cao và những nỗ lực của ông Tập Cận Bình trong việc ngăn đầu cơ bất động sản, một phần trong chương trình nghị sự có tên “thịnh vượng chung” của ông, sẽ có thể hạn chế bất kỳ kế hoạch chi tiêu lớn nào.

Nhóm các ngân hàng lớn nhất tạm thời đã cung cấp cho doanh nghiệp các khoản vay thời hạn dài và chương trình giãn lãi suất tạm thời nhằm ngăn cuộc khủng hoảng tín dụng, theo Bloomberg News đưa tin. Chính quyền một số thành phố giảm tỷ lệ thanh toán ban đầu đồng thời loại bỏ bớt các biện pháp hạn chế mua bất động sản nhằm giúp thị trường hồi phục.

Tình trạng thừa nguồn cung nhà sẽ cần đến nhiều biện pháp kích thích để có thể được giải quyết, nếu khả năng này có thể xảy ra. Khi mà dân số suy giảm và tình trạng đô thị hóa chững lại, hiện cũng đang có quá ít yếu tố cấu trúc có thể đẩy tăng nhu cầu nhà đất tại Trung Quốc.

Điều đó đồng nghĩa Trung Quốc có thể đương đầu với khoảng thời gian tăng trưởng yếu kéo dài cũng giống như Nhật trong thời kỳ thập kỷ mất mát khi bong bóng bất động sản và chứng khoán vỡ.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên