Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 46 tỷ USD trong năm 2024

Đây là địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước, đạt 46,9 tỷ USD trong năm 2024.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2024 đạt 35,53 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,68 tỷ USD, tăng 8,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 24,85 tỷ USD, tăng 4,0%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12 tăng 12,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 17,6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 10,9%.

Trong quý 4/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 105,9 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước và giảm 2,5% so với quý 3/2024.

Tính chung cả năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 114,59 tỷ USD, tăng 19,8%, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 290,94 tỷ USD, tăng 12,3%, chiếm 71,7%.

Trong năm 2024 có 37 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,0%). Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2024, sơ bộ nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 4,24 tỷ USD, chiếm 1,0%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 356,74 tỷ USD, chiếm 88,0%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 34,51 tỷ USD, chiếm 8,5%; nhóm hàng thủy sản đạt 10,04 tỷ USD, chiếm 2,5%.

Xét theo địa phương xuất khẩu, số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, trong năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đạt 46,9 tỷ USD. Đây cũng là nơi duy nhất ghi nhận kim ngạch xuất khẩu đạt trên 46 tỷ USD. Xếp thứ hai là Bắc Ninh với kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 39 tỷ USD. Theo sau là Bình Dương với kim ngạch xuất khẩu đạt 34,8 tỷ USD.

Quảng cáo
photo-1736912094276-17369120954821599299026.png

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về nhập khẩu hàng hóa, báo cáo cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2024 đạt 35,01 tỷ USD, tăng 7,2% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 14,0 tỷ USD, tăng 13,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,01 tỷ USD, tăng 3,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12 tăng 19,2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 27,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,2%.

Trong quý 4/2024, kim ngạch nhập khẩu đạt 101,9 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,2% so với quý 3/2024.

Tính chung cả năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 380,76 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 140,11 tỷ USD, tăng 19,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 240,65 tỷ USD, tăng 15,1%.

Trong năm 2024 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 6 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 54,0%). Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2024, sơ bộ nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 356,43 tỷ USD, chiếm 93,6%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 47,4%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 46,2%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng đạt 24,33 tỷ USD, chiếm 6,4%.

Xét theo địa phương, số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, trong năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có kim ngạch nhập khẩu cao nhất cả nước, đạt trên 60 tỷ USD. Xếp thứ hai là Hà Nội với kim ngạch nhập khẩu năm 2024 đạt 41,8 tỷ USD. Theo sau là Bắc Ninh với kim ngạch nhập khẩu đạt 34,4 tỷ USD.

photo-1736912332010-1736912332242645895103.png

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Theo số liệu sơ bộ, cán cân thương mại hàng hóa tháng 12 xuất siêu 0,52 tỷ USD. Tính chung cả năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,77 tỷ USD (năm trước xuất siêu 28,4 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,52 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 50,29 tỷ USD.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Tổng bí thư Tô Lâm trải nghiệm Metro số 1 - biểu tượng khát vọng vươn cao, hội nhập của TP. HCM

Ngày 22/2, trong chương trình công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trải nghiệm thực tế Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau Metro Bến Thành - Suối Tiên, điểm tên 7 tuyến metro sẽ được TP.HCM ưu tiên đầu tư: Dài 355 km, tổng vốn đầu tư khoảng 40,2 tỷ USD Metro số 1 "lăn bánh", cơ hội cho bất động sản từ khu vực ít ai ngờ tới

Nhiều địa phương cam kết đạt tăng trưởng GRDP cao hơn chỉ tiêu được giao

"Muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… đều phải tăng trưởng trên 8%", Thủ tướng nhấn mạnh.

Trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, tăng bội chi và nới nợ công nếu cần thiết Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng tín dụng 15-16% sẽ khó đạt mục tiêu GDP trên 8%, cần tăng 18-19%