GDP chậm lại, lạm phát neo cao: FED rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan

Tăng trưởng kinh tế chậm lại đi kèm với lạm phát tăng nhanh. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan, đặc biệt là đối với ngân hàng trung ương.

GDP chậm lại, lạm phát neo cao: FED rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan

GDP của Mỹ quý 1 tăng thấp hơn nhiều so với ước tính, cũng là mức tăng thấp nhất trong gần hai năm. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chậm lại đi kèm với lạm phát tăng nhanh. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan, đặc biệt là đối với ngân hàng trung ương.

Trong suốt cuộc chiến chống lạm phát do đại dịch gây ra, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết sẽ phải mất một thời gian tăng trưởng kinh tế thấp mới có thể điều chỉnh hoàn toàn áp lực giá cả. Và tốc độ tăng trưởng 1,6% của quý đầu tiên năm 2024 đang đi đúng với lộ trình đó.

Nhưng giá cả hiện tại vẫn cao. Dữ liệu công bố ngày 25/4 cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) quý đầu tiên tăng ở mức 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mục tiêu 2% của FED.

Các nhà đầu tư và nhà phân tích ban đầu đặt nặng vấn đề về con số lạm phát cao hơn là các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế cuối cùng đã có thể hạ nhiệt như FED dự kiến.

Dữ liệu từ công cụ FedWatch của CME Group cho thấy khả năng FED cắt giảm lãi suất đợt đầu tiên vào tháng 6 là dưới 10% và khả năng của đợt cắt giảm vào tháng 9 giảm xuống dưới 58%.

Nhà kinh tế Oren Klachkin của Nationwide Financial Market cho biết có nhiều lý do để cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 1 chậm lại đang phóng đại những điểm yếu của nền kinh tế. Những rào cản lớn xuất phát từ nhập khẩu và hàng tồn kho khó có thể tồn tại trong suốt cả năm.

Trong khi đó, lạm phát đang không ở mức mà FED có thể tự tin tuyên bố đạt được mục tiêu 2% trong tầm tay. Vì thế, nhà kinh tế Klachkin dự đoán khả năng lãi suất sẽ được duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn.

Quảng cáo

GDP của Mỹ trong quý 1 giảm rõ rệt so với mức 3,4% ghi nhận vào quý cuối năm 2023 và thấp hơn dự đoán của các nhà kinh tế. Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng Gregory Daco của EY cho biết nhu cầu vẫn mạnh mẽ. Doanh số bán hàng cho người tiêu dùng Mỹ tăng 3,1%.

Trên thực tế, rào cản tăng trưởng từ nhập khẩu và hàng tồn kho đã xuất hiện từ đầu năm 2022, khi GDP Mỹ giảm trong nửa đầu năm khiến nhiều người dự đoán suy thoái kinh tế sắp xảy ra.

Cả hai yếu tố này đều không ổn định. Ví dụ, lượng hàng tồn kho có thể giảm trong một quý nhưng sau đó tăng trở lại khi các công ty bán bớt rồi bổ sung thêm.

Vào năm 2022, những dự đoán về suy thoái kinh tế kéo theo 6 quý tăng trưởng cao trên xu hướng chung.

FED giờ đây sẽ phải quan sát thêm những khía cạnh khác để xác định xem nền kinh tế có thực sự suy yếu hay không, chẳng hạn như dữ liệu việc làm và dữ liệu lạm phát hàng tháng sắp được công bố.

Dữ liệu lạm phát của tháng 3 sẽ được công bố trong ngày 26/4 và sẽ được phân tích kỹ lưỡng để xem liệu PCE quý 1 cao hơn dự đoán có dẫn đến lạm phát hàng tháng tăng tốc trong tháng 3, hay đó chỉ là do các con số của tháng 1 và tháng 2 được điều chỉnh tăng.

Cho đến khi có thêm dữ liệu rõ ràng về tăng trưởng việc làm, tăng trưởng tiền lương và nhiều dữ liệu hơn về giá cả, FED sẽ không có nhiều động lực để thay đổi thông điệp giữ nguyên lãi suất của họ.

Các nhà kinh tế từ Citi viết: “Tăng trưởng GDP quý 1 thấp hơn dự kiến nhưng lạm phát mạnh hơn dự kiến tạo ra bối cảnh khó khăn cho các quan chức FED khi cân nhắc thời điểm cắt giảm lãi suất trong năm nay”. Nhưng họ vẫn hy vọng vào cơ hội hạ lãi suất trong mùa hè này.

FED sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 30/4 và 1/5. Lãi suất dự kiến sẽ được giữ nguyên trong phạm vi 5,25% - 5,5%.

Theo Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?