Khối ngoại mua ròng nhiều nhất 4 tháng nhưng thị trường lại làm "đau tim" nhà đầu tư

Bất chấp khối ngoại giải ngân mạnh và nhóm Ngân hàng đã có một phiên bùng nổ, thị trường lại đưa nhà đầu tư lên "tàu lượn" cảm xúc khi có thời điểm giảm tới hơn 20 điểm. Sắc đỏ đã bao phủ hơn 70% số mã trên HOSE.

Khối ngoại mua ròng nhiều nhất 4 tháng nhưng thị trường lại làm
Phiên giao dịch làm "đau tim" nhiều nhà đầu tư chứng khoán

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong biên độ hẹp sau khi thị trường Mỹ lại có một phiên phá kỷ lục. Các chỉ số NIKKEI 225 (-0,43%), KOSPI (-0,8%), TWSE (-0,95%) cùng hạ nhiệt còn SET (+0,12%), HSI (+0,21%), KLSE (+0,46%) giữ được sắc xanh.

Tuy nhiên, VN-Index lại có những biến động lớn ngay trước ngày đáo hạn phái sinh tháng 7/2024. Từ trạng thái tích cực với sự hỗ trợ của Ngân hàng, chỉ số đã có lúc giảm hơn 20 điểm.

Chất xúc tác

Trong khoảng 1 tuần trước phiên đáo hạn phái sinh, thị trường có thể xảy ra những vận động khác thường. Khối lượng hợp đồng mở (OI) của VN30F2407 sau phiên 15/7 vẫn tương đối lớn, đạt hơn 44 nghìn đơn vị khiến cho VN30 tiềm ẩn rủi ro biến động mạnh.

Điều này cũng được phản ánh với thanh khoản của thị trường đặc biệt ở nhóm VN30. Khớp lệnh của HOSE đã tăng tới 84,3% lên 1.174 triệu đơn vị trong khi đó khớp lệnh của VN30 tăng gấp 2,3 lần lên 462 triệu đơn vị.

Dù vậy, nhìn ở chiều tích cực, mức thanh khoản đột biến của HOSE có thể xem như tín hiệu dòng tiền đã vào một cách mạnh mẽ. Nhiều mã Ngân hàng như MBB (1.760 tỷ đồng), STB (764 tỷ đồng), CTG (749 tỷ đồng), ACB (713 tỷ đồng), TCB (640 tỷ đồng) có sự đột biến về thanh khoản trong đó MBB còn đạt kỷ lục khớp lệnh.

Khối ngoại mua ròng nhiều nhất 4 tháng nhưng thị trường lại làm "đau tim" nhà đầu tư
Khối ngoại có phiên mua ròng mạnh nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây.
Quảng cáo

Trong khi đó, giao dịch của khối ngoại còn là sự tích cực bất ngờ với việc họ mua ròng mạnh nhất trong khoảng 4 tháng trở lại đây, đạt hơn hơn 500 tỷ đồng. Các mã MWG (+162 tỷ đồng), VCB (+136 tỷ đồng), FPT (+111 tỷ đồng), TCB (+102 tỷ đồng), BID (+94 tỷ đồng), FUEVFVND (+75 tỷ đồng), CTG (+60 tỷ đồng) đã được khối ngoại giải ngân với quy mô khá lớn thông qua phần lớn ở các giao dịch thỏa thuận.

Vận động thị trường

Với thanh khoản bùng nổ cùng và lực mua tích cực của tiền ngoại, nhóm cổ phiếu Ngân hàng là tâm điểm của thị trường sau phiên giao dịch đã làm nhà đầu tư "mừng hụt". Đóng góp của Ngân hàng được phản ánh rõ rất nhất vào vận động của chỉ số giai đoạn trước 14h khi có thời điểm chỉ số VN-Index đã lên 1.290 điểm.

MBB ngoài việc có thanh khoản kỷ lục cũng đã có lúc tăng trần và chạm đúng vào mức giá lục thời đại. Trong khi đó, các mã Ngân hàng khác như BID, ACB, TCB, HDB, CTG, MSB đều có thời điểm tạo cao trào.

Dù vậy, tới cuối phiên, Ngân hàng vẫn bị hãm lại đà tăng: MBB tăng 4%, TCB tăng 4,4%, HDB tăng 1,8%, BID tăng 1,8%, STB tăng 1,7%, ACB tăng 1,7%, CTG tăng 1,5%, MSB tăng 1,4%.

Trong khi đó, vận động của các cổ phiếu ngoài nhóm Ngân hàng lại không hề tích cực cho thấy dòng tiền vẫn đang có chiều hướng bị hút sang Ngân hàng. Nhiều cổ phiếu Midcap và Penny đã thể hiện sự suy yếu trước cả thời điểm các cổ phiếu Ngân hàng lên cao trào. Khi đà tăng của các Ngân hàng bị hao hụt, nhiều mã còn bị nhà đầu tư xả mạnh ra.

Một loạt các mã giảm sàn khi đóng cửa như DIG, POW, GVR, TCH, HVN, VOS, CSV, GEG, BFC, SMC, ELC, HAX, IMP, IJC trong khi đó nhiều mã giảm sâu như PDR (-6,47%), HAH (-4,17%), HDG (-4,73%), VSC (-5,58%), DBC (-4,67%), PET (-5,14%), FTS (-4,71%), CMG (-6,33%), SBT (-6,13%), HDC (-4,89%)…

Sắc đỏ bao phủ tới 72% số mã trên toàn HOSE cho thấy rõ ràng thị trường đã gặp những phản ứng không mong đợi trong ngày cổ phiếu Ngân hàng giao dịch bùng nổ.

Chỉ số VN-Index sau khi chạm 1.290 điểm lại đã có có lúc quay đầu giảm tới hơn 20 điểm. Đóng cửa phiên, biên độ giảm đã được thu hẹp nhưng vẫn đánh rơi 12,52 điểm xuống 1.268,66 điểm (-0,98%). Tổng giá trị giao dịch toàn HOSE đạt tới 29.327 tỷ đồng, tương đương 1.225 triệu đơn vị

Biến động bất thường của HOSE cũng làm liên đới tới 2 sàn còn lại với HNX-Index giảm 1,64% còn UPCoM-Index giảm 1%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

DNSE tiếp tục được vinh danh Top 10 sản phẩm - dịch vụ công nghệ Tin dùng

Tại Lễ công bố và vinh danh sản phẩm - dịch vụ Tin dùng diễn ra chiều 20/12/2024 tại Hà Nội, Chứng khoán DNSE lần thứ hai liên tiếp được vinh danh trong Top 10 sản phẩm - dịch vụ Tin dùng Việt Nam lĩnh vực công nghệ.

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang: “DNSE Aquaman Vietnam sẽ là sân chơi biểu tượng của bộ môn bơi – chạy”

Chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm phiên 20/12

Dữ liệu cho thấy tăng trưởng của kinh tế Mỹ và chi tiêu tiêu dùng vượt dự báo cũng không thể xoa dịu những lo ngại rằng Fed sẽ giữ chi phí đi vay ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.

Đà giảm điểm chi phối các TTCK châu Á trước thềm cuộc họp của Fed Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12

Thị trường xuất hiện sóng Midcap và Penny

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cùng có tuần tăng điểm, trái ngược với tuần giảm thứ 2 liên tiếp của VN-Index. Những vận động mới đã giúp cho bức tranh thị trường sinh động hơn sau chuỗi phiên giao dịch ảm đạm.

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm Thử thách xuất hiện sau chuỗi 9 phiên thị trường đi ngang

Thử thách xuất hiện sau chuỗi 9 phiên thị trường đi ngang

Trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 12, thị trường đã chứng kiến VN-Index có thời điểm giảm gần 16 điểm. Tuy nhiên, về cuối phiên, chỉ số lại thu hẹp được đà giảm và khá nhiều mã xuất hiện trạng thái "rút chân".

Thị trường đi ngang phiên thứ 9, cổ phiếu Dầu khí bật lên nhờ thông tin Lô B Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm

Phiên giao dịch 18/12 đã ghi nhận những dấu ấn tích cực của nhóm cổ phiếu Dầu khí với một số mã như PVB, PVC tăng trên 6%. Động lực tăng giá đến từ thông tin mới của dự án Lô B và sự kiện BSR chuyển sàn.

Thị trường đi ngang phiên thứ 9, cổ phiếu Dầu khí bật lên nhờ thông tin Lô B BSR lên kế hoạch lãi sau thuế 752 tỷ đồng năm 2025, chốt niêm yết cổ phiếu trên HoSE từ ngày 17/1

Bộ trưởng Tài chính: "Kỳ vọng thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế"

Chỉ đạo tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng kỳ vọng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025 Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu việc đánh thuế đối với bất động sản bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12

Chốt phiên 18/12, chỉ số Hang Seng tăng 0,8%, lên 19.864,55 điểm, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,6%, lên 3.382,21 điểm, trong khi chỉ số Nikkei 225 giảm 0,7%, xuống 39.081,71 điểm.

Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall nhờ kỳ vọng Fed cắt lãi suất Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trước cuộc họp của Fed vào tuần tới

Chứng khoán KAFI hoàn tất tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng, dấu ấn rõ nét hơn của UNIBEN

CTCP Chứng khoán KAFI đã hoàn tất đợt tăng vốn gấp đôi lên 5.000 tỷ đồng vào đầu tháng 12/2024. Trong danh sách cổ đông tham gia cũng có Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB), ông Đặng Khắc Vỹ.

Chứng khoán KAFI bị "tuýt còi" do để khách hàng giao dịch vượt quá sức mua Chứng khoán KAFI sẽ tăng vốn gấp đôi lên 5.000 tỷ đồng đầu tháng 12/2024