JICA sẽ ưu tiên dành ODA thế hệ mới cho các dự án về hạ tầng

Nhân dịp Việt Nam – Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đoàn cán bộ cấp cao Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đến thăm và làm việc với lãnh đạo Cảng Tiên Sa và Cảng Lạch Huyện, JICA cam kết sẽ tiếp tục hợp tác vì sự phát triển của Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cảng Tiên Sa là một cảng biển container lớn nhất ở miền Trung Việt Nam tọa lạc tại Thành phố Đà Nẵng - một trong những cảng quan trọng nhất khu vực Trung Bộ Việt Nam, là đầu mối giao thông quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Các kiến nghị của Cảng Đà Nẵng sẽ đưa vào kế hoạch của JICA

Tại buổi làm việc, ông Lê Quảng Đức, Phó tổng giám đốc Cảng Đà Nẵng đã giới thiệu khái quát quá trình 122 năm hình thành và phát triển của Cảng Đà Nẵng.

Lãnh đạo Cảng Đà Nẵng tiếp Đoàn cán bộ cấp cao JICA

Cảng Đà Nẵng hiện là cảng container lớn nhất miền Trung và là cảng tổng hợp, vừa làm hàng vừa đón tàu du lịch khắp nơi trên thế giới, sở hữu gần 1.700m cầu bến, với khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 70.000 DWT, tàu container đến 4.000 Teus và tàu khách đến 170.000 GRT, cùng với các thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại. Đặc biệt, trong 3 năm 2020-2022, trước sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhưng các chỉ số sản xuất kinh doanh của Cảng Đà Nẵng vẫn tăng trưởng vượt trội.

Sau khi nghe lãnh đạo Cảng Đà Nẵng giới thiệu về cảng, ông Yamada Junichi, Phó Chủ tịch Điều hành cấp cao JICA đánh giá cao sự phát triển của cảng về năng lực xếp dỡ container, cũng như quy mô khối lượng hàng hóa gia tăng, và nhấn mạnh tầm quan trọng của cảng Tiên Sa Đà Nẵng là cửa ngõ Hành lang kinh tế Đông Tây góp phần tăng cường kết nối ASEAN.

Bên cạnh đó, ông Yamada Junichi cũng bày tỏ vui mừng trước sự đóng góp của JICA vào sự phát triển của cảng, và thông báo sơ lược định hướng hỗ trợ ODA thế hệ mới cho Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, trong đó có việc thực hiện các dự án về hạ tầng đồng thời ghi nhận, và sẽ đưa vào kế hoạch của JICA đối với các kiến nghị của Cảng Đà Nẵng.

JICA có thể hỗ trợ Hải Phòng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Sau khi kết thúc chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Điều hành cấp cao JICA đã có buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Hải Phòng và đến thăm Cảng Container Quốc Tế Tân Cảng (HICT (cảng Lạch Huyện) tại Hải Phòng. Đây là cảng container chuyên dụng lớn nhất phía Bắc.

Tại buổi làm việc, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng bày tỏ vui mừng được tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch Điều hành cấp cao JICA nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 30 năm Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam. Trân trọng cảm ơn Chính phủ Nhật Bản và JICA đã hỗ trợ, đồng hành và đầu tư tại Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng trong những năm qua, đồng thời bày tỏ mong muốn JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ thành phố triển khai các chương trình dự án ODA trong thời gian tới.

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng và Phó Chủ tịch Điều hành cấp cao JICA

Ông Yamada Junichi cho biết, cảng Lạch Huyện đóng vai trò trung tâm trong trung chuyển hàng hóa ở phía Bắc, vì vậy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại cảng sẽ góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế, và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

JICA đã hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cảng Lạch Huyện, cầu và đường kết nối vào cảng trong khuôn khổ dự án thí điểm hợp tác công tư (PPP) đầu tiên giữa hai chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa gia tăng cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp phía Bắc Việt Nam. Tầm quan trọng của Việt Nam đối với JICA cũng như tầm quan trọng của Tp. Hải Phòng là trung tâm kinh tế phía Bắc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, JICA sẽ tiếp tục nỗ lực tăng cường hợp tác với thành phố.

“Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản trong năm 2023, JICA cam kết sẽ tiếp tục hợp tác vì sự phát triển của Việt Nam, góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị lâu dài giữa hai nước”, Phó Chủ tịch Điều hành cấp cao JICA nói.

Đặc điểm nổi bật của ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam là sự liên kết chặt chẽ giữa hợp tác hỗ trợ về kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng vốn không thể thiếu cho sự phát triển đất nước, và hợp tác kỹ thuật để đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện cơ chế chính sách.

Nhân dịp này, ông Yamada Junichi gợi ý thành phố với lợi thế cửa ngõ giao thông là nơi đón các nguồn đầu tư nước ngoài, JICA có thể hỗ trợ Hải Phòng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Với 144 dự án FDI đến từ Nhật Bản cùng tổng vốn đầu tư đạt trên 3,9 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 về số dự án và số vốn trong số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Hải Phòng. Ngoài ra, các dự án của Chính phủ Nhật Bản vào Hải Phòng có giá trị cao về kinh tế và mang giá trị bền vững nhờ hiệu quả bảo vệ môi trường.

Thành phố Hải Phòng hiện có quan hệ hữu nghị hợp tác, kết nghĩa với 6 địa phương của Nhật Bản bao gồm: Thành phố Kitakyushu; tỉnh Kagawa; tỉnh Niigata; thành phố Kobe; thành phố Yokkaichi và tỉnh Shiga. Nhờ đó, đã nhận được sự hỗ trợ tích cực về kinh phí, kinh nghiệm, tư vấn, chuyển giao công nghệ, … của Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực, tích cực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Với mức tăng trưởng cao trong tháng 1/2024 (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023), giới chuyên môn dự báo: xuất khẩu của Việt Nam đang trên đà phục hồi và sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhanh trong những tháng tới.

Chat với BizLIVE