Hàn Quốc tìm lời giải cho bài toán nguồn nhân lực

Các nhà máy, cửa hàng và trang trại của Hàn Quốc đang phải vật lộn với bài toán tìm nhân lực, bởi tỷ lệ thất nghiệp của nước này đang ở mức thấp kỷ lục.

Số liệu thống kê chính thức của Hàn Quốc cho thấy vào tháng 8/2022, nước này đã lần đầu tiên ghi nhận dân số sụt giảm theo năm. Trong khi đó, số lao động nước ngoài nhập cư cũng giảm sâu từ mức trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Số lao động nhập cư vào “xứ Kim chi” hiện chỉ tương đương khoảng 2/3 mức trước đại dịch, theo số liệu của Bộ Tư pháp Hàn Quốc.

Nguồn nhân lực dồi dào bị quên lãng

Hàn Quốc hiện có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới và các quan chức dự báo dân số nước này sẽ tiếp tục giảm do tỷ lệ người cao tuổi gia tăng. Điều này là đáng báo động.

Để đối phó với tình trạng này, nhiều công ty đã sử dụng tự động hóa để lấp đầy khoảng trống lao động. Ở một số nhà hàng, robot đã xuất hiện để chiên gà và giao thức ăn đến bàn của những khách hàng quen thuộc, trong khi một số khác sẽ làm việc ở các nhà kho và thậm chí thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận đó là Hàn Quốc đang có trong tay một lực lượng lao động mà nước này chưa khai thác hết; đó là lao động nữ giới. Tính đến tháng 9/2022, chỉ có 55,1% phụ nữ Hàn Quốc trưởng thành tham gia lực lượng lao động, so với mức 73,7% của nam giới.

Ngoài ra, mặc dù có rất nhiều phụ nữ Hàn Quốc được giáo dục tốt, năng động, nhưng nước này vẫn ghi nhận sự khác biệt lên tới 31,1% giữa mức lương của nam giới và nữ giới. Đây là khoảng cách lớn nhất trong số 38 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Căn nguyên của vấn đề nằm ở việc năng suất bị kiềm tỏa, khiến phụ nữ khó được hưởng mức lương phù hợp với trình độ học vấn và kỹ năng của mình. Phụ nữ Hàn Quốc vẫn bị hạn chế bởi các giá trị truyền thống sâu sắc trong chính sách, văn hóa doanh nghiệp và xã hội.

Khi chính quyền mới của Tổng thống Yoon Suk-yeol vạch ra kế hoạch cho 5 năm tới, các sáng kiến nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động nên được ưu tiên trong bối cảnh các mô hình kinh tế công nghiệp của nước này đang phải đối mặt với nhiều thách thức cơ cấu cấp bách.

Các tập đoàn công nghiệp truyền thống của Hàn Quốc đang chứng kiến nhu cầu ở nước ngoài suy giảm do kinh tế toàn cầu suy thoái và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh mới nổi của Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế từ sản xuất sang dịch vụ và các ngành công nghiệp cao cấp. Phụ nữ đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển này. Họ đảm nhận vai trò cấp cao trong các lĩnh vực ngày càng thiết yếu như mỹ phẩm, dịch vụ trực tuyến, bán lẻ, giải trí và du lịch.

Thậm chí, nhiều công ty trong những lĩnh vực này được lãnh đạo bởi các nhà sáng lập nữ, trái ngược hoàn toàn với các ngành công nghiệp truyền thống. Một ví dụ điển hình là Sophie Kim, Giám đốc điều hành công ty dịch vụ giao thực phẩm tươi sống trực tuyến Market Kurly, hiện đang chuẩn bị cho đợt Phát hành cổ phiếu công khai lần đầu (IPO), hoặc Kim So-hee, người thành lập thương hiệu mỹ phẩm và thời trang Stylenanda, sau đó bán doanh nghiệp này cho L'Oreal vào năm 2018. Mặc dù vậy, nhiều phụ nữ vẫn gặp trở ngại khi đi làm.

Nguyên nhân là gì?

Tương tự Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang phải vật lộn với vấn đề tương tự, ngay cả sau khi nước này thúc đẩy mạnh mẽ học thuyết “womenomics” dưới thời cố Thủ tướng Shinzo Abe nhằm tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ.

Quảng cáo
ttxvn-kinh-te-han-quoc-20221022210303-7897.jpg

Người dân đi trên phố mua sắm Myeongdong ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi ngày càng có nhiều phụ nữ Nhật Bản nắm giữ các vị trí việc làm bán thời gian hoặc tạm thời, thì tỷ lệ nữ giới trong số những người có công việc ổn định vẫn thấp, bởi văn hóa doanh nghiệp do nam giới thống trị đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nước này.

Khoảng cách về việc làm do nam giới và nữ giới nắm giữ ở Nhật Bản và Hàn Quốc hiện nay tương đương với mức được thấy ở Mỹ trong những năm 1960 và 1970. Mặc dù các giá trị xã hội khác nhau có thể giải thích một phần cho sự khác biệt này, nhưng việc châu Á chú trọng nhiều đến các lĩnh vực chuyên sâu về sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân chính.

Thật vậy, sự tham gia của lực lượng lao động nữ chỉ diễn ra ở Mỹ khi nền kinh tế của nước này chuyển sang định hướng đến các ngành dịch vụ và tri thức.

Một chất xúc tác quan trọng khác bổ sung cho việc phụ nữ Mỹ tăng cường tham gia lực lượng lao động hồi đó là sự hiểu biết về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, và một quyết định mang tính bước ngoặt vào năm 1973 của Tòa án Tối cao Mỹ, trong đó Tòa án phán quyết rằng Hiến pháp Mỹ bảo vệ quyền tự do của một phụ nữ mang thai được chọn phá thai mà không bị chính phủ hạn chế quá đáng.

Những thay đổi này đã mang lại cho phụ nữ khả năng lập kế hoạch cuộc sống của họ tốt hơn và tự do hơn để tiếp tục việc học tập hoặc công tác của mình. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Mỹ gần đây đã đảo ngược quyết định mang tính bước ngoặt với án lệ của Roe và Wade này.

Tại Hàn Quốc, quy định cấm phá thai cũng đã được hủy bỏ vào năm ngoái sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp, song thủ tục này vẫn nằm trong “vùng xám” do Quốc hội chưa thể thống nhất đúng thời hạn để đưa ra khung lập pháp mới.

Trong bối cảnh này, Chính phủ Tổng thống Yoon Suk-yeol nên tìm cách giải quyết sự bế tắc tại Quốc hội. Bên cạnh đó, để thu hút lao động nước ngoài và tăng cường sự tham gia của lao động nữ, tương tự như ở các nền kinh tế châu Á như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc cũng nên cân nhắc cho phép các gia đình Hàn Quốc thuê lao động nhập cư để chăm sóc trẻ em và giúp việc nhà.

Một thách thức kinh tế dài hạn

Các công ty Hàn Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nhiều nhân sự nữ hơn. Để tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia lực lượng lao động, các công ty cần phải sẵn sàng điều chỉnh các chiến lược dài hạn về lao động và năng suất.

Song song với đó, văn hóa doanh nghiệp cứng nhắc cũng cần được nới lỏng để tạo điều kiện việc làm linh hoạt hơn. Các sáng kiến về làm việc từ xa, được thúc đẩy bởi đại dịch COVID-19, nếu được thực hiện vĩnh viễn, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho những phụ nữ có con nhỏ.

Sự sụt giảm nhanh chóng về nhân khẩu học của Hàn Quốc khiến bình đẳng giới giờ đây không chỉ là một vấn đề mang tính xã hội, mà còn là một thách thức nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn và năng suất lao động quốc gia.

Trong khi những nỗ lực của Nhật Bản trong việc cố gắng thu hẹp khoảng cách về giới trên thị trường việc làm đã trở nên quá muộn màng, cơ hội để Hàn Quốc chuyển đổi hoàn toàn thị trường lao động vẫn còn rộng mở.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Dấu hiệu tích cực mới trước khi Fed ra quyết định lãi suất trong tuần tới

Số liệu lạm phát mà Fed ưu tiên theo dõi tiếp tục giảm trong tháng 6/2024, một dấu hiệu tích cực hơn đối với các nhà hoạch định chính sách trước khi đưa ra quyết định lãi suất trong tuần tới.

Hy vọng Fed cắt giảm lãi suất “níu giữ” giá vàng gần mức cao kỷ lục Phố Wall đổ dồn chú ý vào nhóm cổ phiếu được cho sẽ tăng khi Fed cắt giảm lãi suất nhưng kịch bản trái ngược có thể xảy ra

Hàn Quốc sẽ bãi bỏ thuế thu nhập đối với các khoản đầu tư tài chính

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho rằng cải cách thuế là điều cần thiết vì mặc dù đang trên đà phục hồi, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

“Ông lớn” Hàn Quốc đề xuất xây tổ hợp tỷ USD ở Hạ Long Luật tài sản ảo mới của Hàn Quốc gây ra cuộc chiến tỷ giá hối đoái tiền điện tử

Nhật Bản 5 năm liên tiếp đứng đầu về nguồn vốn FDI vào Mỹ

Nhật Bản dẫn đầu về số vốn FDI vào Mỹ năm thứ năm liên tiếp trong năm 2023, giữa lúc số vốn đầu tư từ châu Á vào nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng lên mức cao kỷ lục 988,7 tỷ USD.

Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD xây nhà máy pin xe điện giá rẻ tại Tây Ban Nha Áp lực lên đồng yen phản ánh nỗi lo về tăng trưởng tiền lương tại Nhật Bản

Doanh thu ngành công nghiệp K-pop lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ won

Theo báo cáo của Viện Văn hóa & Du lịch Hàn Quốc (KCTI), doanh thu của ngành công nghiệp K-pop ở nước ngoài đã lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ won (khoảng 722,28 triệu USD) trong năm 2023.

Lượng khách của ngành hàng không Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục “Ông lớn” Hàn Quốc đề xuất xây tổ hợp tỷ USD ở Hạ Long

Luật tài sản ảo mới của Hàn Quốc gây ra cuộc chiến tỷ giá hối đoái tiền điện tử

Tính đến ngày 22/7, Korbit cung cấp lãi suất tiền gửi cao nhất trong số năm sàn giao dịch tài sản ảo lớn, với mức lãi suất là 2,5%. Bithumb đứng thứ hai với 2,2%, Upbit với 2,1%, GOPAX với 1,3%.

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện khung pháp lý về tài sản ảo Rủi ro và quản lý giám sát tài sản ảo

Giải mã tác động kinh tế-thị trường sau khi Tổng thống Joe Biden rút khỏi chiến dịch tranh cử

Các nhà đầu tư đã đặt cược vào việc ông Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng trong nhiều tuần qua bằng việc cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu dài hạn của Mỹ và mua bitcoin.

Kinh tế Mỹ sẽ ra sao nếu Fed không cắt giảm lãi suất trong năm nay? IMF điều chỉnh nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống mức 2,6%

Mỹ: Lạm phát giảm sẽ giúp “trấn an” Fed

Triển vọng giảm lãi suất của Fed sẽ là chủ đề nóng trong tuần tới, giữa bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đón nhận tín hiệu lạm phát hạ nhiệt, trong khi hoạt động kinh tế đang chững lại.

Giá vàng "dè dặt" tăng chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ Chủ tịch Powell bất ngờ tuyên bố FED sẽ hạ lãi suất mà không cần lạm phát về mốc mục tiêu 2%

Sự cố máy tính toàn cầu: Những biến động trên thị trường tiền tệ

Đồng USD lên giá ở phiên giao dịch 19/7, dứt chuỗi giảm giá kéo dài suốt hai tuần, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về những rủi ro có thể xảy ra do sự cố gián đoạn hệ thống máy tính toàn cầu.

Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ tốt cho doanh nghiệp cả 2 nước Hầu hết thị trường chứng khoán thế giới giảm điểm ngày 19/7 do sự cố máy tính

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm một nửa trong nửa đầu năm 2024 nhờ xuất khẩu tăng mạnh

Dữ liệu của chính phủ Nhật Bản ngày 18/7 cho thấy, thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2024 đã giảm hơn một nửa so với năm ngoái xuống còn 3,23 nghìn tỷ Yên (21 tỷ USD), do xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng giúp bù đắp chi phí nhập khẩu tăng

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD xây nhà máy pin xe điện giá rẻ tại Tây Ban Nha

Nghịch lý nền kinh tế lạm phát gần 72% lại có mức tăng trưởng giàu có mạnh nhất thế giới với 157%, vượt xa Mỹ, Nga

Trong bảng xếp hạng mức độ giàu có toàn cầu, quốc gia này vượt xa các nền kinh tế khác trên thế giới. Điều này gây ngạc nhiên vì mức độ lạm phát siêu cao của nước này.

Điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát OPEC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 lên 2,9%

Fed “bật đèn xanh” hạ lãi suất nếu tình trạng sa thải lao động gia tăng

Một quan chức cấp cao của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết trong bài phát biểu hôm 16/7 rằng ngân hàng trung ương này có thể hạ lãi suất sớm hơn nếu thị trường việc làm hạ nhiệt "quá nhiều".

CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG: Nhà đầu tư chờ đợi phiên điều trần của Chủ tịch Fed Fed tìm cách giúp các “đại gia” ngân hàng tiết kiệm hàng tỷ USD