Giới chức Trung Quốc chuẩn bị đưa ra loạt biện pháp mới để cứu bất động sản

Chính phủ Trung Quốc cũng có thể định nghĩa lại và kéo dài hiệu lực của một số chính sách được phác thảo ra trong gói giải cứu bao gồm 16 điểm được đưa ra vào năm ngoái.

Giới chức Trung Quốc hiện đang tính đến một số biện pháp mới nhằm hỗ trợ cho thị trường bất động sản sau khi những chính sách hiện tại đã không thể duy trì được quá trình phục hồi cho lĩnh vực này, theo những nguồn thạo tin chia sẻ với Bloomberg.

Cụ thể, giới chức Trung Quốc đang tính đến giảm tỷ lệ chi trả của người dân mua nhà tại một số khu vực không cốt lõi tại các thành phố lớn, giảm phí hoa hồng của đại lý với giao dịch và nới lỏng thêm các biện pháp hạn chế với hoạt động mua nhà ở theo hướng dẫn của Quốc vụ viện Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc cũng có thể định nghĩa lại và kéo dài hiệu lực của một số chính sách được phác thảo ra trong gói giải cứu bao gồm 16 điểm được đưa ra vào năm ngoái. Kế hoạch này cho đến nay chưa được chốt và có thể phải thay đổi. Bộ Nhà ở Trung Quốc hiện chưa phản hồi đề nghị bình luận của báo giới về định hướng chính sách này.

Thông tin về các biện pháp dự kiến sẽ được áp dụng trong tương lai củng cố cho những hy vọng về khả năng Bắc Kinh sẽ đưa ra biện pháp kích cầu chính sách nhằm khôi phục lại quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng nhân dân tệ và giá hàng hóa tăng, trong đó phải kể đến giá quặng đồng cũng như sắt.

Cổ phiếu của các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn Mỹ tăng điểm, cổ phiếu của những doanh nghiệp châu Âu có nhiều quan hệ làm ăn kinh doanh với Trung Quốc cũng đồng thời tăng, ví như cổ phiếu doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xa xỉ và khai mỏ.

Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đã tránh được tình trạng sụp đổ tuy nhiên vẫn gây ra nhiều sức ép lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Dấu hiệu suy yếu của lĩnh vực bất động sản đang xuất hiện ngày một nhiều hơn, đặc biệt trong mảng bất động sản thương mại, doanh số bán nhà tháng 5/2023 tăng trưởng chững lại chỉ còn 6,7% từ mức hơn 29% trong 2 tháng liền trước đó.

Quảng cáo

“Lĩnh vực này hiện vẫn đang khó khăn”, chuyên gia thuộc bộ phận kinh tế và tình báo của Bloomberg trong đó có ông Chang Shu và bà Kristy Hung nhấn mạnh trong nghiên cứu mới đây.

Quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc mất đà trong tháng 4/2023 sau khi tiêu dùng người dân tăng trưởng mạnh. Các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg dự báo GDP của năm nay tăng trưởng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, giảm đáng kể so với mức tính toán 5,6% trước đó. Tăng trưởng giá nhà đất cũng chững lại trong tháng 4/2023.

Nợ của các doanh nghiệp bất động sản, hiện ước tính tương đương khoảng 12% GDP Trung Quốc, đang đương đầu với khả năng rủi ro cao và gây mất ổn định tài chính, theo tính toán của Bloomberg Economics. Thực tế này diễn ra bất chấp việc đã có nhiều biện pháp hỗ trợ cho ngành bất động sản trong đó bao gồm:

Lãi suất thế chấp thấp hơn cho những người mua nhà lần đầu nếu giá nhà giảm liên tiếp 3 tháng

Hạn chế hoa hồng bất động sản trên toàn quốc nhằm kích thích cho nhu cầu tăng trưởng

Cam kết 200 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 28 tỷ USD trong hình thức các khoản vay đặc biệt nhằm đảm bảo các dự án bất động sản chậm tiến độ có thể hoàn thành

Bản kế hoạch bao gồm 16 điểm được công bố trong tháng 11/2022 hướng đến giải quyết cuộc khủng hoảng thanh khoản cho đến việc nới lỏng yêu cầu thanh toán cho người mua nhà.

Đồn đoán về các biện pháp hỗ trợ chính sách đã giúp khôi phục lại phần nào tăng trưởng giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, mức tăng mạnh nhất tính từ tháng 12/2022. Tại thành phố Thanh Đảo của Trung Quốc, chính quyền địa phương trong tuần này đã hạ tỷ lệ thanh toán bắt buộc với người mua nhà lần đầu và lần thứ hai trong những khu vực không bị hạn chế mua.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên