Phân tích nguyên nhân thị trường chứng khoán Trung Quốc suy giảm trong thời gian gần đây

Cổ phiếu Trung Quốc chịu áp lực từ tâm lý thất vọng của nhà đầu tư về quá trình phục hồi của nền kinh tế. Các số liệu kinh tế cho đến nay phát đi tín hiệu trái chiều.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lại trở lại trạng thái suy giảm, theo những thống kê mới nhất từ Wall Street Journal.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc từng trải qua khoảng thời gian tăng trưởng bùng nổ trong năm nay khi mà nhiều nhà đầu tư tin rằng kinh tế sẽ hồi phục sau khi chính sách không COVID-19 của Trung Quốc kết thúc.

Chính sách này trước đây đã gây ra những sức ép nhất định lên hoạt động kinh tế, tuy nhiên quá trình tăng trưởng của kinh tế đã không kéo dài.

Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc không ngừng giảm trong những phiên gần đây, cổ phiếu Trung Quốc chịu áp lực từ tâm lý thất vọng của nhà đầu tư về quá trình phục hồi của nền kinh tế. Các số liệu kinh tế cho đến nay phát đi tín hiệu trái chiều. Chỉ số về doanh số bán lẻ, sản xuất của các nhà máy và đầu tư tài sản cố định đều thấp hơn so với tính toán của các chuyên gia.

“Tôi nghĩ cái mà nhiều nhà đầu tư hiểu nhầm chính là họ đánh giá thấp tác động của đại dịch COVID-19. Hiện tại dường như nỗi sợ đang thống trị tâm lý thị trường”, chuyên gia quản lý quỹ tại quỹ Nikko Asset Management – ông Eric Khaw phân tích.

Quảng cáo

Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong tuần trước đã rơi vào trạng thái thị trường suy giảm, đó là trạng thái thị trường được định nghĩa là hạ hơn 20% so với ngưỡng cao vào tháng 1/2023. Các chỉ số chứng khoán trên thị trường Hồng Kông và Trung Quốc đại lục đồng thời hạ sâu.

Vào ngày thứ Tư, chỉ số Hang Seng trên thị trường chứng khoán Hồng Kông hạ 1,9%, tính từ đầu năm đến nay chỉ số hạ 7,8%. Chỉ số CSI 300 của các doanh nghiệp lớn nhất niêm yết cổ phiếu thị trường chứng khoán Trung Quốc hạ 1%, tính từ đầu năm đến nay chỉ số mất 1% giá trị. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, chỉ số đã giảm 1,9%.

Tháng 11/2023, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những biện pháp nhằm ngăn bất động sản suy giảm, đồng thời tháng tiếp sau đó ngay lập tức chấm dứt các biện pháp không COVID-19.

Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp Internet Trung Quốc bao gồm Alibaba, Tencent Holdings và JD.com thuộc nhóm hưởng lợi nhiều nhất khi chính sách không COVID-19 kết thúc. Nhóm các doanh nghiệp này đã đỡ phải lo lắng về các rủi ro chính sách sau khi vào tháng 1/2023 chính quyền Bắc Kinh phát đi thông điệp họ sẽ chấm dứt các chính sách cứng rắn với các nền tảng Internet.

Tuy nhiên, nhà điều hành tại các doanh nghiệp này đã thể hiện quan điểm hoài nghi về tốc độ phục hồi kinh tế. CEO của Alibaba, ông Daniel Zhang, vào tháng 5/2023 nói rằng niềm tin người tiêu dùng và sức chi tiêu sẽ cần phải phục hồi mạnh hơn. Giám đốc tài chính của JD.com, ông Sandy Xu, gần đây khẳng định người tiêu dùng Trung Quốc có thể vẫn thận trọng, đặc biệt với các khoản chi tiêu lớn.

Doanh nghiệp này có kế hoạch tăng doanh thu bằng việc đưa ra chương trình giảm giá sâu trị giá đến 1,4 tỷ USD trong đợt mua sắm cao điểm sắp tới. Cổ phiếu Alibaba giảm 9,7% trong năm nay. Cổ phiếu JD.com trên sàn chứng khoán Hồng Kông đã mất 43% giá trị và vào ngày thứ Tư đóng cửa ở mức thấp nhất tính từ khi doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu vào năm 2020.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên