Giám đốc Trung tâm KHDN FPT Retail: "Chiến giá" không phải xu hướng bền vững, người tiêu dùng bị ảnh hưởng về đường dài

Chương trình Bí mật đồng tiền số 22 tạo ra một không gian rộng lớn hơn để lãnh đạo doanh nghiệp đối thoại với khán giả/khách hàng, đặc biệt khách hàng trẻ.

Giám đốc Trung tâm KHDN FPT Retail: "Chiến giá" không phải xu hướng bền vững, người tiêu dùng bị ảnh hưởng về đường dài

Ngành bán lẻ tại Việt Nam có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025 (theo Bộ Công Thương). Đây cũng là ngành luôn duy trì mức tăng trưởng cao, gấp 1,5 đến 2 lần so với GDP. Nhờ vậy, bán lẻ cũng luôn thu hút dòng tiền đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Tại chương trình Bí mật đồng tiền mùa 2 – Số 22 với chủ đề "Bán lẻ sống khỏe", Host Ngọc Trinh cho biết cổ phiếu bán lẻ là cổ phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp thuộc ngành bán lẻ và là nhóm cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Không những vậy, nhà đầu tư nước ngoài khi rót vốn vào Việt Nam cũng đặt nhiều kỳ vọng vào lĩnh vực bán lẻ, bên cạnh tài chính.

Quảng cáo
srhb-3531.png

Xuất hiện trong phần Giải mã doanh nghiệp tại Talkshow, vị khách mời đặc biệt là ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc cấp cao Trung tâm KHDN và Trải nghiệm khách hàng CTCP FPT Retail đã bật mí những câu chuyện đầy thú vị về lĩnh vực này.

Tuy nhiên, vị giám đốc nhận định rằng “chiến giá” không phải là xu hướng bền vững. Bởi nếu giá cứ mãi giảm, trong ngắn hạn người dùng có thể hưởng lợi khi mua được giá rẻ. Song về đường dài, cuộc chiến giá giữa các nhà bán lẻ sẽ trở thành cuộc chiến “lose-lose”. Nghĩa là khi một công ty cố gắng giảm giá để hạ gục đối thủ, tới giai đoạn giảm giá hết sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận. Lợi nhuận bị ảnh hưởng sẽ kéo theo những việc như đầu tư, tái đầu tư cho dịch vụ trước, trong và sau bán hàng không được ưu tiên và người tiêu dùng theo đó bị ảnh hưởng về đường dài.

Bên cạnh đó, sự thiệt hại thứ 2 mà ít người nghĩ tới là “độc quyền”, điều này xảy ra khi các đối thủ triệt hạ lẫn nhau và chỉ còn một doanh nghiệp duy nhất trong ngành. Khi ấy, công ty sẽ tăng giá để kiếm lời trở lại và người tiêu dùng sẽ chịu áp lực tăng giá.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Gần 21.000 tỷ rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam qua các quỹ ETF từ đầu năm

Dòng vốn rút ra khỏi các ETF là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giai đoạn bán ròng kỷ lục của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2024.

Dòng vốn tháo chạy khỏi các quỹ ETF bitcoin chạm “đỉnh” của bốn tháng EVF bị loại khỏi danh mục, quỹ ETF VanEck sẽ phải bán ra hơn 8 triệu cổ phiếu

Nhiều quỹ mở đạt hiệu suất vượt trội hơn VN-Index

Thị trường chứng khoán vừa trải qua 9 tháng đầy biến động, chỉ số VN-Index có lúc giảm xuống dưới 1.200 điểm. Tuy nhiên, kết thúc quý III/2024, với sự thay đổi của những chính sách vĩ mô lớn trên thế giới như FED hạ 0,5 điểm % lãi suất và Trung Quốc thực

Gã khổng lồ quản lý tài sản lớn thứ 2 thế giới quy mô 8.600 tỷ USD có thể đổ tiền vào chứng khoán Việt Nam MWG thu hơn 11.400 tỷ đồng trong tháng 8, tiếp tục mở rộng Bách Hóa Xanh và thu hẹp quy mô chuỗi An Khang

Chuỗi 3 phiên giảm khiến thị trường thất thoát hơn 20 điểm

Thị trường lình xình trong phần lớn thời gian giao dịch và xuất hiện sức ép nhiều hơn từ nhóm cổ phiếu Bluechips trong 15 phút cuối. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số đã giảm tổng cộng hơn 20 điểm sau 3 phiên giảm liên tiếp về đường xu hướng ngắn hạn.

Thị trường đưa nhà đầu tư lên "tàu lượn" "Chảo lửa" Trung Đông - biến số khó lường trên thị trường dầu mỏ