Giá thép Trung Quốc chạm đáy 3 năm, quặng sắt xuống dưới 100 USD do nhu cầu yếu

Giá thành cốt thép tại Trung Quốc đã chạm mức thấp nhất 3 năm, cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản vốn đã yếu kém kéo dài.

Giá thép Trung Quốc chạm đáy 3 năm, quặng sắt xuống dưới 100 USD do nhu cầu yếu

Giá giao ngay loại thép cây HRB400 20 mm - được sử dụng để gia cố bê tông cho các tòa nhà và cơ sở hạ tầng - đã giảm xuống 3.510 nhân dân tệ (507,80 USD)/tấn trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm thứ Năm (25/5), dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy.

Đó là mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu ở Trung Quốc - hạn chế hầu hết các hoạt động công nghiệp.

202305281251251-2305.gif

Giá quặng sắt tại Trung Quốc tuần qua cũng giảm xuống dưới 100 USD vào thứ Năm (25/5) do lo ngại về nhu cầu nguyên liệu này khi tiêu thụ thép đang trì trệ.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc kết thúc phiên thứ 25/5 ở mức 682,50 nhân dân tệ (98,74 USD)/tấn, trong khi quặng sắt hàm lượng 62% Fe nhập khẩu vào miền Bắc Trung Quốc ở mức 97,83 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 11.

Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tại Đại Liên giảm 3,5%.

Nhu cầu thấp kể cả trong mùa xây dựng cao điểm - thường diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 - đã khởi đầu cho sự suy giảm giá vật liệu này, thể hiện qua việc giá thép thanh vằn giảm gần 17% kể từ cuối tháng 3. Bất kỳ sự phục hồi nào giá cả nào khi Trung Quốc bước vào những tháng hè nếu có cũng sẽ diễn ra chậm chạp.

202305281251252-9596.gif

"Tình hình ở Trung Quốc khá tồi tệ. Triển vọng về nhu cầu thép tại đây đã xấu đi so với ba tháng trước", Takahiro Mori, phó chủ tịch điều hành của Tập đoàn thép Nhật Bản Nippon Steel Corp cho biết.

202305281251253-1668.gif

Bất động sản và cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 60% nhu cầu trong lĩnh vực thép của thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, nhưng các chương trình kích thích dành cho cơ sở hạ tầng đã chậm lại và thị trường bất động sản tăng trưởng ì ạch.

202305281251254-5716.gif

Các nhà phân tích của Huatai Futures cho biết nhu cầu thép của Trung Quốc trong tháng 4 giảm 3,4% so với một năm trước đó, trái với mức tăng 8,7% trong tháng 3. Họ cho biết nhu cầu trong tháng 5 tính tới nay đã giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, chỉ 53,11% trái phiếu đặc biệt mới - thường được sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng - chảy vào lĩnh vực này trong tháng 4, giảm từ 56,38% trong tháng 3 và 63,29% trong tháng 2, các nhà phân tích tại China Future cho biết.

Quảng cáo

Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia cho thấy, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực sử dụng thép nhiều nhất, trong 4 tháng đầu năm đã giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, nghiêm trọng hơn so với mức giảm 5,8% trong giai đoạn từ tháng 1 đến 3/2023.

Theo NBS, các công trình xây dựng mới khởi công (tính theo diện tích sàn) giảm 21,2% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 so với một năm trước đó, cũng sa sút hơn so với mức giảm 19,2% của 3 tháng đầu năm.

202305281251255-5283.gif

Các nhà phân tích của Sinolink Securities cho biết: “Tác động của các biện pháp kích thích đối với lĩnh vực bất động sản không còn tốt như trước đây… Nhu cầu (đối với nhà ở) có thể giảm hơn nữa”.

Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất cũng bất ngờ thu hẹp trong tháng trước.

202305281251256-2830.gif

Kết quả của tình trạng nhu cầu chậm chạp là áp lực lên các nhà máy thép của Trung Quốc gia tăng trước các tháng mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8), khi hoạt động xây dựng thường chậm lại do nhiệt độ cao và mưa lớn ở miền nam cản trở các hoạt động ngoài trời.

Theo Mysteel, chỉ 1/3 số nhà máy của Trung Quốc hiện đang hoạt động có lãi, và cổ phiếu của các công ty khai thác mỏ trên toàn cầu trong tuần qua bị giảm do giá quặng sắt lao dốc vì nhu cầu yếu ở Trung Quốc.

Một nhà sản xuất thép có trụ sở tại miền Đông Trung Quốc cho biết nhu cầu thép sẽ không cải thiện cho đến tháng 9, khi thời tiết thuận lợi hơn cho hoạt động xây dựng và tác động có độ trễ từ một loạt các biện pháp kích thích kinh tế được áp dụng kể từ cuối năm ngoái đến thị trường bất động sản.

Phó chủ tịch Takahiro Mori của Nippon Steel cho biết triển vọng thậm chí có thể ảm đạm hơn thế.

“Nó (nhu cầu thép) có thể vẫn yếu ít nhất trong năm nay hoặc năm tài chính này (đến ngày 31 tháng 3 năm 2024). Do đó, chúng tôi không kỳ vọng thị trường sẽ cải thiện nhanh chóng", ông Mori nói.

Nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc tính theo vốn hóa, Baoshan Iron & Steel, dự kiến sản lượng thép thô năm 2023 của nước này sẽ không đổi hoặc thấp hơn một chút so với năm ngoái, tương tự như nhận định đa số các nhà phân tích và nhà giao dịch.

Thị trường thép khổng lồ của Trung Quốc đang chờ xác nhận chính thức rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu bắt đầu vào năm 2021 nhằm hạn chế sản lượng thép để giúp nước này đáp ứng các mục tiêu về khí phát thải.

Baosteel đã sản xuất 11,87 triệu tấn sắt và 12,83 triệu tấn thép trong quý đầu tiên của năm 2023, và đang đặt mục tiêu sản xuất 48,77 triệu tấn sắt và 50,89 triệu tấn thép trong năm nay.

Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, đã áp dụng các biện pháp kiểm soát sản lượng thép thô vào năm 2021 sau khi cam kết đạt mức phát thải dioxide carbon cao nhất vào năm 2030 và đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060.

Sản lượng của thép của nước này năm 2022 giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước xuống 1,018 tỷ tấn.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn