Giá dầu vượt mốc 80USD/thùng khi liên tiếp các dự báo thiếu cung được đưa ra

Dự báo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều cho thấy khả năng thị trường thiếu nguồn cung trong năm 2024.

Phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu tăng, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai vượt mức 80USD/thùng lần đầu tiên tính từ tháng 5/2023. Số liệu lạm phát Mỹ mới công bố không khỏi khiến nhiều người hy vọng vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có ít lần nâng lãi suất hơn, ảnh hưởng đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới vì vậy có thể được giảm thiểu, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Số liệu mới công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tháng 6/2023 tăng nhẹ, mức tăng thấp nhất trong hơn 2 năm. Các thành viên thị trường hiện đang dự báo về khả năng sẽ có thêm một lần nâng lãi suất nữa. Lãi suất cao có thể làm hãm đà tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.

“Đây là mức lãi suất thấp nhất tính từ đại dịch, tuy nhiên cũng cần phải nhớ rằng hiện vẫn đang trong giai đoạn chuyển giao. Nhìn chung, nhà đầu tư đang chào đón sự kiện này”, trưởng bộ phận đầu tư tại Zaye Capital Markets – ông Naeem Aslam phân tích.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 71 cent tương đương 0,9% lên 80,11USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 92 cent tương đương 1,2% lên 75,75USD/thùng.

Dự báo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều cho thấy khả năng thị trường thiếu nguồn cung trong năm 2024.

IEA nhận định thị trường dầu sẽ vẫn thiếu nguồn cung trong nửa sau năm 2023 bởi lý do nhu cầu từ Trung Quốc cũng như nhiều nước đang phát triển ở mức cao kết hợp với việc nhiều nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới cắt giảm sản lượng. Trong tuần này, dự kiến IEA sẽ công bố thêm nhiều dự án mới.

“Nguồn cung trên thị trường dầu trở nên hạn hẹp hơn, nhu cầu được điều chỉnh tăng. Nếu cả hai điều này diễn ra cùng lúc, thay đổi có thể sẽ rõ ràng”, chuyên gia phân tích tại quỹ PVM – ông Tamas Varga nhấn mạnh về triển vọng của EIA.

Quảng cáo

Trong tuần trước, Saudi Arabia đã cam kết kéo dài việc cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng dầu/ngày từ tháng 8/2023 còn Nga sẽ giảm sản lượng dầu khoảng 500.000 thùng dầu/ngày.

Yếu tố khác gây áp lực lên giá dầu chính là báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng gần 6 triệu thùng trong tuần trước.

Dự trữ xăng nhìn chung không thay đổi ở ngưỡng 219,5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 4/7/2023, chuyên gia phân tích tại quỹ Price Futures – ông Phil Flynn nói. Các chuyên gia phân tích đã dự báo về việc dự trữ xăng giảm sâu khi mà thêm nhiều người dân lái xe trong dịp đi lại cao điểm của nước Mỹ.

Giới chức Fed hiện đang tập trung vào giải quyết lạm phát lõi hiện vẫn ở mức rất cao bởi giá cả tiêu dùng lõi có thể coi như chỉ báo tốt hơn về lạm phát tương lai chứ không phải lạm phát toàn phần.

Báo cáo về lạm phát mới nhất của Bộ Lao động Mỹ có thể củng cố cho quan điểm của một số quan chức Fed về việc Ngân hàng Trung ương Mỹ đã hành động đủ mạnh để kiềm chế áp lực giá cả và rằng họ cần chờ thêm thời gian để ảnh hưởng của các biện pháp thắt chặt tiền tệ rõ ràng trong nền kinh tế.

Trong cuộc họp bàn về định hướng chính sách tiền tệ vào tháng 6/2023, gần như phần lớn các quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi thông điệp rằng việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ là điều hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên ở tốc độ chậm hơn so với mức tăng của lãi suất vốn đã phổ biến từ đầu năm 2022, theo biên bản cuộc họp vào ngày thứ Tư.

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ đã không nâng lãi suất trong lần họp mới đây bởi lo lắng về triển vọng tăng trưởng kinh tế dù rằng phần lớn các thành viên nghĩ rằng sẽ vẫn còn thêm các đợt điều chỉnh lãi suất khác.

Nói đến hiệu ứng độ trễ của chính sách và nhiều mối lo khác, họ nhìn thấy dư địa để có thể không cần nâng lãi suất trong tháng 6/2023 sau 10 lần điều chỉnh lãi suất liên tiếp.

Theo giới chức quản lý Mỹ, việc không thay đổi lãi suất mục tiêu ở cuộc họp lần vừa rồi sẽ giúp họ có thêm thời gian nhằm đánh giá diễn biến của nền kinh tế dưới tác động của những lần điều chỉnh lãi suất trước đây, đồng thời là cân đối với mục tiêu tối đa hóa việc làm cũng như ổn định giá cả.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?