Dầu bị bán mạnh do làn sóng chốt lời

Trong tuần trước, cả hai loại giá dầu tăng khoảng 4,5% sau khi Saudi Arabia và Nga thông báo các đợt cắt giảm sản lượng mới.

Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá dầu hạ 1% bởi khả năng sẽ có thêm những đợt nâng lãi suất khác tuy nhiên thông tin về việc nguồn cung dầu từ nhóm các nhà xuất khẩu hàng đầu bao gồm Saudi Arabia và Nga giảm đã giúp hạn chế bớt đà suy giảm, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Đóng cửa phiên giao dịch trên thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai hạ 78 cent tương đương 1% xuống 77,69USD/thùng. Trước đó trong phiên, giá dầu chạm ngưỡng cao nhất trong hơn 2 tháng.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai hạ 87 cent tương đương 1,2% xuống 72,99USD/thùng.

“Nhà đầu tư hiện rất lo lắng về lãi suất cao hơn, yếu tố này sẽ giết cầu rất nhanh”, phó chủ tịch phụ trách đầu tư tại quỹ BOK Financial – ông Dennis Kissler khẳng định. Ông Kissler đồng thời nói thêm rằng không ít nhà đầu tư cũng đang tranh thủ chốt lời sau khi giá dầu tăng mạnh trong tuần trước.

Trong tuần trước, cả hai loại giá dầu tăng khoảng 4,5% sau khi Saudi Arabia và Nga thông báo các đợt cắt giảm sản lượng mới, tổng mức hạ sản lượng của nhóm các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh hiện tương đương khoảng 5 triệu thùng dầu/ngày tức khoảng 5% tổng nhu cầu dầu toàn cầu.

Chủ tịch Fed tại San Francisco, bà Mary Daly, vào ngày thứ Hai khẳng định về quan điểm sẽ có ít nhất 2 lần nâng lãi suất khác trong năm nay và điều này hoàn toàn cần thiết để làm giảm lạm phát hiện vốn đang ở ngưỡng quá cao. Chủ tịch Fed tại Cleveland, bà Loretta Mester, nói đến khả năng sẽ có thêm các đợt nâng lãi suất.

Lãi suất cao có thể hãm đà tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.

Vào ngày thứ Sáu, Bộ Lao động Mỹ công bố về mức tăng trưởng việc làm thấp nhất trong 2,5 năm, tăng trưởng mức lương ở ngưỡng cao. Số liệu này củng cố cho khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong cuộc họp vào tháng này.

Trong khi đó, chỉ số giá cả sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc trong tháng 6/2023 hạ mạnh nhất trong hơn 7 năm, theo số liệu thống kê của chính phủ. Thực tế này cho thấy quá trình phục hồi kinh tế tại đất nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang chững lại.

Quảng cáo

Tuy nhiên, nhu cầu dầu từ Trung Quốc và các nước đang phát triển ở ngưỡng cao, kết hợp với việc OPEC+ cắt giảm nguồn cung, nhiều khả năng sẽ vẫn khiến cho thị trường thiếu cung trong nửa sau của năm dù rằng kinh tế toàn cầu tăng trưởng trì trệ, người đứng đầu IEA khẳng định.

Thị trường hiện cũng đang tập trung vào việc chỉ số giá tiêu dùng Mỹ được công bố, đây là báo cáo quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của Fed. Ngoài ra, thị trường cũng đang chờ nhiều thông tin kinh tế từ Trung Quốc.

Tổng sản lượng xăng dầu của Mỹ trong năm nay nhiều khả năng sẽ lập kỷ lục mới, nó giúp cho giá năng lượng ổn định bất chấp việc Saudi Arabia và nhiều nước xuất khẩu dầu lớn của thế giới nỗ lực để đẩy giá dầu tăng cao hơn, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Sản lượng dầu thô Mỹ trong năm nay tính đến hết tháng 4/2023 tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, nó không khỏi khiến cho các chuyên gia phân tích ngạc nhiên bởi nó diễn ra trong bối cảnh giá dầu sụt giảm sâu, thời kỳ bùng nổ của dầu đá phiến dường như đã lập đỉnh.

Quy mô hoạt động sản xuất của dầu đá phiến chịu ảnh hưởng bởi năng lực sản xuất cải thiện cũng như những dấu hiệu cho thấy Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang “đuối dần” trong việc kiểm soát giá năng lượng, sản lượng dầu tại nhiều nước còn lại trên thế giới sẽ tăng dần lên.

Sau khi giá dầu sụt mạnh vào năm 2015, các doanh nghiệp sản xuất Mỹ đã tăng cường quy mô sản xuất trở lại, nâng cao năng lực sản xuất, sử dụng thêm nhiều công nghệ trong sản xuất, thêm nhân lực và cắt giảm chi phí, chiến lược gia mảng dầu và khí đốt tại tập đoàn Macquaira – ông Vikas Dwivedi phân tích.

Tính từ đầu năm đến nay, OPEC và các nước đồng minh đã thông báo cắt giảm sản lượng tương đương khoảng 6% tổng sản lượng. Giá dầu thô từ đầu năm 2023 đến nay hạ khoảng 13%.

Cùng với việc nhu cầu tại Trung Quốc thấp hơn so với kỳ vọng, giá dầu chịu áp lực bởi việc sản xuất dầu tại nhiều nước bao gồm Brazil, Canada và Nauy gia tăng.

Sản lượng dầu gia tăng của các nước bên ngoài OPEC tương đương khoảng 2/3 tổng mức cắt giảm của nhóm này, tính toán của công ty năng lượng Rystad Energy cho hay.

Khoảng nửa nguồn cung dầu thô mới vào thị trường đến từ Mỹ nơi mà hàng loạt doanh nghiệp sản xuất dầu ví như ConocoPhillips, Devon Energy, Pioneer Energy và EOG công bố sản lượng quý 1/2023 tăng. Nhóm các doanh nghiệp tư nhân hiện đang hưởng lợi từ nguồn thu mà họ có được khi giá dầu tăng vào năm ngoái.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?