Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, mức tăng ghi nhận ước tính khoảng 2%, nguyên nhân chính do đồng USD hạ giá, kỳ vọng về khả năng nhu cầu dầu tại các nước đang phát triển tăng lên cũng như các biện pháp cắt giảm sản lượng của các nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đã đẩy tăng giá dầu.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 1,71USD/thùng tương đương 2,2% lên 79,40USD/thùng trên thị trường London.
Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 1,84USD/thùng tương đương 2,5% lên 74,83USD/thùng.
Giá dầu Brent như vậy đóng cửa ở mức cao nhất tính từ ngày 28/4/2023 còn giá dầu WTI cao nhất tính từ ngày 1/5/2023. Trước đó, trong vòng 3 ngày, dầu Brent được coi như trong trạng thái bán kỹ thuật đến 2 lần.
“Việc giá dầu vượt những ngưỡng cao gần đây có thể coi như dấu hiệu lạc quan giúp dầu Brent có thêm động lực để vượt ngưỡng 80USD/thùng”, chuyên gia phân tích tại quỹ OANDA – ông Craig Erlam nhận định. Đà tăng của giá dầu hiện vẫn vững vàng ở giai đoạn này, ông Erlam nói thêm.
Đồng USD rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong 2 tháng so với các loại tiền trong giỏ tiền tệ chỉ một ngày sau khi một vài quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi thông điệp ngân hàng trung ương đang đến điểm cuối của quá trình siết chặt chính sách tiền tệ.
Đồng USD yếu khiến cho dầu thô trở nên rẻ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.
Chỉ số niềm tin doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ tháng 6/2023 lên ngưỡng cao nhất trong 7 tháng khi mà tâm lý bi quan về triển vọng kinh tế giảm nhanh cũng như kỳ vọng doanh thu doanh nghiệp Mỹ cải thiện, tuy nhiên việc thị trường lao động thiếu nhân lực khiến cho nhiều người vẫn lo lắng về triển vọng lạm phát.
Thị trường hiện vẫn đang chờ đợi thông tin về lạm phát Mỹ công bố vào ngày thứ Tư để có thể đoán được phần nào về kỳ vọng lãi suất cơ bản đồng USD trong tương lai. Lãi suất cao có thể làm chậm đà tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) khẳng định rằng thị trường dầu sẽ vẫn thiếu nguồn cung trong nửa sau năm 2023 bởi nhu cầu từ Trung Quốc cũng như nhóm nước đang phát triển ở mức cao kết hợp với việc gần đây nhiều biện pháp cắt giảm sản lượng được công bố bởi Saudi Arabia và Nga.
IEA sẽ công bố các các dự báo mới về nhu cầu dầu trong tuần này.
Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) công bố nhu cầu năng lượng toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng khoảng 23% trước thời điểm cuối của năm 2045.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Quốc tế (EIA) dự báo tổng sản lượng dầu toàn cầu sẽ tăng từ mức 99,9 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2022 lên mức 101,1 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2023 và 102,6 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2024.
Trong khi đó, nhu cầu dầu toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ 99,4 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2022 lên 101,2 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2023 và 102,8 triệu thùng dầu vào năm 2024.
Trong khi đó, sản lượng dầu toàn cầu lập kỷ lục 100,5 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2018 và kỷ lục 100,8 triệu thùng vào năm 2019.
EIA dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tăng từ mức 11,9 triệu thùng vào năm 2022 lên 12,6 triệu thùng vào năm 2023 và 12,9 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2024.
Năm 2019, tổng sản lượng dầu của Mỹ ước tính 12,3 triệu thùng dầu thô/ngày.
Thị trường hiện đang chờ đợi thông tin về sản lượng dầu thô từ Viện Xăng dầu Mỹ (API) vào ngày thứ Ba và EIA vào ngày thứ Tư.