Giá dầu tăng mạnh liệu có tác động đến giá vàng?

Giá dầu và vàng đều đang biến động mạnh với những nguyên nhân chung: Lạm phát, lãi suất, căng thẳng ở Trung Đông….

Giá dầu tăng mạnh liệu có tác động đến giá vàng?

Giá dầu Brent kết thúc thứ Sáu (12/4) ở mức 90,45 USD/thùng, trong khi dầu WTI của Mỹ 85,66 USD trong mối lo ngại Iran, nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 trong khối OPEC, có thể trả đũa vụ tấn công vào đại sứ quán của họ ở Damascus. Các nhà phân tích lo ngại nếu cuộc tấn công của Iran dẫn đến một cuộc chiến tranh rộng hơn có thể khiến giá dầu tăng vượt 100 USD/thùng.

Trong khi đó, giá vàng tăng 4 tuần liên tiếp, hôm thứ Sáu có lúc vượt ngưỡng 2.400 USD/ounce, bất chấp việc USD và lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng tăng mạnh.

Câu hỏi đặt ra là mối tương quan giữa dầu và vàng như thế nào? Liệu dầu có tác động đến vàng (và ngược lại) hay không?

Hiệu suất của dầu cũng thường được coi là yếu tố tác động đến giá vàng. Để xác minh ý kiến trên, chúng ta hãy xem biểu đồ 1. Mặc dù mối quan hệ này không hoàn hảo nhưng cả hai mặt hàng đều có xu hướng biến động song song trong dài hạn. Giá cả vàng và dầu đều tăng trong những năm 1970 và 2000, trong khi giảm ở những năm 1980 và 1990, mặc dù giá dầu biến động nhiều hơn.

202404140339041-9589.gif
Biểu đồ 1: Giá vàng (đường màu xanh, ĐVT bên trái) và giá dầu (đường màu đỏ, ĐVT bên phải) từ năm 1968 đến 2015.

Đây có phải chỉ là sự phối hợp/hoặc mối quan hệ ngẫu nhiên nào đó giữa giá dầu và giá vàng?

Lý thuyết phổ biến nhất cho thấy mối liên hệ giữa hai mặt hàng này hoạt động thông qua kênh lạm phát. Theo quan điểm này, giá dầu tăng thường ảnh hưởng đến mức giá chung, làm tăng nhu cầu vàng để phòng ngừa lạm phát. Có một số vấn đề với cách tiếp cận này. Đó là, kim loại ‘sáng bóng lên’ không nhất thiết chỉ là để phòng ngừa lạm phát giá cả. Mặt khác, khi giá dầu tăng, các giá khác sẽ giảm tương đối, vì nhiều vốn chi cho dầu hơn đồng nghĩa với việc nhu cầu tiền tệ đối với các hàng hóa và dịch vụ khác sẽ giảm (trừ khi cung tiền tăng).

Như vậy, có vẻ như giá dầu không tác động đến giá vàng mà đúng hơn là cả hai mặt hàng đều có mối tương quan với sự vận động của một số yếu tố thúc đẩy bên ngoài. Đối với nhiều nhà phân tích, các sự kiện địa chính trị, đặc biệt là ở Trung Đông, tác động đồng thời đến giá dầu và vàng (cả đầu tư vào vàng và dầu thường trở nên sinh lời nhiều hơn trong những trường hợp này).

Quảng cáo

Mặc dù quan điểm này có thể có phần đúng, nhưng những lo ngại về địa chính trị chỉ ảnh hưởng đến vàng trong ngắn hạn (nếu có). Điều này có nghĩa là rủi ro địa chính trị không thể giải thích được mối quan hệ lâu dài giữa giá vàng và giá dầu.

Như vậy, cả hai mặt hàng đều bị ảnh hưởng đơn giản bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô chung: lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái. Ví dụ, khi đồng bạc xanh tăng giá trị, giá dầu và vàng có xu hướng giảm (khi các nhà kinh doanh vàng và dầu thô bán ra). Những thay đổi về lãi suất có thể ảnh hưởng thêm đến đồng đô la Mỹ và do đó ảnh hưởng đến dầu và vàng. Nếu lãi suất thực giảm thì chi phí cơ hội của việc nắm giữ hàng hóa sẽ giảm, khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn so với các tài sản khác.

Vàng và dầu đại diện cho những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Khả năng tài chính hóa cao của 2 mặt hàng này có nghĩa là các nhà quản lý danh mục đầu tư có thể nhanh chóng ứng phó với sự sụt giảm lãi suất bằng cách chuyển các tài sản khác sang thị trường dầu và vàng. Giá dầu cũng có thể tăng do khuyến khích khai thác vào ngày mai cao hơn so với hôm nay (dẫn đến tốc độ bơm dầu chậm lại) và tồn kho.

Nhà đầu tư hãy đừng quên tác động của chính sách tiền tệ. Giá hàng hóa linh hoạt hơn giá hàng tiêu dùng; do đó bị ảnh hưởng ngày càng nhanh hơn bởi xu hướng tiền tệ. Do đó, kênh lạm phát được xác định chính xác sẽ hàm ý rằng cả giá dầu và giá vàng đều tăng để đáp ứng với tăng trưởng cung tiền, đặc biệt nếu chúng được coi là biện pháp phòng ngừa lạm phát do nguồn cung hạn chế.

Thật vậy, sự bùng nổ dầu mỏ và vàng trong những năm 1970 (và những năm 2000) một phần là do chính sách tiền tệ mở rộng mạnh mẽ của Arthur Burns (và Alan Greenspan và Ben Bernanke), làm suy yếu niềm tin vào nền kinh tế Mỹ và đồng tiền của nước này (khiến các nhà giao dịch ngoại hối bán đồng Mỹ kim). Tương tự, thị trường dầu và vàng giá xuống trong những năm 1980 và 1990 có thể được giải thích một phần bởi việc thắt chặt tiền tệ do Paul Volcker thực hiện và niềm tin gia tăng trở lại vào nền kinh tế lớn nhất thế giới và đồng bạc xanh.

Tuy nhiên, sức mạnh của đồng đô la Mỹ không giải thích được những thay đổi về giá tương đối của vàng và dầu. Biểu đồ dưới đây cho thấy tỷ lệ vàng và dầu, tức là giá vàng chia cho giá dầu. Điều này rất được quan tâm xem xét vì tỷ lệ tương đối cho phép chúng ta phân tích mối quan hệ giữa vàng và dầu mà không có tác động gián đoạn của chính sách tiền tệ. Biểu đồ cho thấy tỷ lệ này khá biến động, chứng tỏ vàng và dầu phản ứng khác nhau trước cùng những diễn biến bên ngoài giống nhau.

202404140339042-8420.gif
Biểu đồ 2: Tỷ lệ vàng và dầu (giá vàng chia cho giá dầu) từ 1968 đến 2015.

Mặc dù không có mô hình rõ ràng nhưng tỷ lệ vàng/dầu thường tăng cao trong các cuộc khủng hoảng tài chính, như cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, cuộc khủng hoảng nợ Mỹ Latinh những năm 1980, cuộc khủng hoảng châu Á và Nga năm 1997-1998, hay sự bùng nổ của cuộc Đại suy thoái ở Mỹ năm 2008. Điều này chứng tỏ vàng không chỉ đơn thuần là hàng hóa mà còn là tài sản tiền tệ, phản ứng với các yếu tố khác với dầu, ít nhất là trong ngắn hạn và trung hạn.

Điểm mấu chốt là hiệu suất dầu không ảnh hưởng đến giá vàng. Sự cùng chuyển động được quan sát là kết quả của thực tế là cả hai mặt hàng đều có mối tương quan với sự chuyển động của các yếu tố kinh tế vĩ mô giống nhau, chẳng hạn như chính sách tiền tệ, đồng đô la Mỹ và lãi suất thực.

Thực tế này phản ánh rằng “sự tương quan không bao hàm quan hệ nhân quả”. Thật vậy, sau khi tính đến tác động của tiền định danh, không có mối quan hệ rõ ràng nào giữa dầu và vàng, và vàng (với tư cách là tài sản tiền tệ) phản ứng mạnh mẽ hơn trước các cuộc khủng hoảng tài chính, trong khi dầu (với tư cách là hàng hóa công nghiệp) phản ứng mạnh mẽ hơn đối với các yếu tố cơ bản của cung và cầu.

Tham khảo: Investing

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?