Giá dầu sụt mạnh dù dự trữ Mỹ hạ sâu nhất trong hơn 40 năm

Giá dầu trên khắp các thị trường của thế giới giảm sau khi Tổ chức Xếp hạng Tín nhiệm Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm của chính phủ Mỹ.

Giá dầu sụt mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Tư dù rằng dự trữ dầu thô Mỹ theo công bố mới nhất giảm sâu. Nhiều nhà đầu tư lo ngại sau khi Mỹ bị tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings hạ xếp hạng, theo nội dung bài báo được đăng tải trên CNBC.

Dự trữ dầu thô Mỹ giảm trong tuần ước tính khoảng 17 triệu thùng, đây là mức hạ sâu chưa từng có của dự trữ dầu thô Mỹ tính từ khi số liệu được tính toán vào năm 1982, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố vào ngày thứ Tư. Việc dự trữ giảm có nguyên nhân trực tiếp từ việc năng lực sản xuất hạn chế và xuất khẩu tăng mạnh.

Dù rằng dự trữ giảm sâu, giá dầu trên khắp các thị trường của thế giới giảm sau khi Tổ chức Xếp hạng Tín nhiệm Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm của chính phủ Mỹ.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao hợp đồng tương lai hạ 1,88USD/thùng tương đương 2,3% xuống 79,49USD/thùng. Thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai hạ 1,71USD/thùng tương đương 2% xuống 83,20USD/thùng.

Trước đó trong phiên, cả hai loại giá dầu hạ hơn 1USD/thùng, nguyên nhân trực tiếp từ việc dự trữ dầu thô Mỹ theo công bố của Viện Xăng dầu Mỹ (API) giảm rất sâu.

Chính phủ Mỹ đã rút lại đề nghị mua 6 triệu thùng dầu bổ sung vào Dự trữ Xăng Chiến lược (SPR), thông tin này cũng khiến cho giá xăng dầu giảm sâu, theo khẳng định của các chuyên gia phân tích và nhà đầu tư.

Tổng sản lượng sản xuất ra thị trường, chỉ báo quan trọng của nhu cầu dầu, đồng thời giảm 1,3 triệu trong tuần gần nhất xuống còn 20 triệu thùng dầu/ngày, theo công bố của EIA.

“Nhu cầu xăng đã lập đỉnh sau khi giá bán ra ở các địa điểm sản xuất duy trì ở ngưỡng cao”, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại quỹ OANDA – ông Edward Moya phân tích.

Dự trữ dầu thô tại nhiều khu vực khác của thế giới cũng bắt đầu giảm khi mà nhu cầu vượt quá nguồn cung. Trước đó, nguồn cung chịu hạn chế bởi hàng loạt các biện pháp cắt giảm sản lượng mạnh tay của Saudi Arabia, nước có quyền lực rất lớn trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Hiện đang xuất hiện ngày một nhiều lo lắng về về khả năng kinh tế Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, có thể chững lại khi mà giá dầu tăng.

Số liệu về chỉ số PMI công bố vào tuần này trong khi đó cho thấy nhu cầu nhiên liệu trên thực tế có thể yếu hơn so với kỳ vọng.

Quảng cáo

“Hoạt động mua vào dầu thô của Trung Quốc nhiều khả năng mang tính cơ hội chứ không phải do nhu cầu cao. Thị trường hiện vẫn đang chịu tổn hại bởi yếu tố hạn chế nguồn cung, vốn chịu tác động từ các biến động chính trị”, chuyên gia phân tích tại quỹ Sparta Commodities – ông Philip Jones-Lux phân tích.

Các chuyên gia phân tích dự báo Saudi Arabia sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng dầu/ngày thêm một tháng nữa.

Giá dầu được dự báo sẽ tăng trong nửa sau của năm khi mà nguồn cung khó đáp ứng đủ nhu cầu, theo Tổng thư ký Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF), theo CNBC.

Tổng thư ký của IEF, ông Joseph McMonigle, phân tích nhu cầu dầu hiện đang tăng nhanh chóng lên ngưỡng trước đại dịch COVID-19, tuy nhiên nguồn cung đang khó theo kịp. Ông khẳng định yếu tố duy nhất có thể hạ nhiệt đà tăng giá dầu hiện tại chính là nỗi sợ suy thoái kinh tế.

“Đối với nửa sau của năm nay, chúng ta nhiều khả năng sẽ gặp khó trong việc đáp ứng nguồn cung, và kết quả của việc này là giá sẽ phản ứng với điều đó”, ông McMonigle phân tích bên lề cuộc họp của bộ trưởng năng lượng của nhóm các nước công nghiệp phát triển G20 tại Ấn Độ.

Ông McMonigle giải thích việc giá dầu tăng có nguyên nhân trực tiếp từ nhu cầu tăng của Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

“Chỉ riêng nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ khiến cho khiến cho nhu cầu dầu nửa sau của năm nay tăng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày”, tổng thư ký nhấn mạnh.

Khi được hỏi liệu giá dầu có tái lập mốc 100USD/thùng thêm một lần nữa hay không, ông nhấn mạnh rằng giá dầu hiện tại vốn đã ở ngưỡng khoảng 80USD/thùng và nhiều khả năng có thể tăng cao hơn nữa.

“Chúng ta sẽ chứng kiến tồn kho dầu giảm sâu hơn nữa, như vậy đây có thể coi như tín hiệu của thị trường về việc nhu cầu chắc chắn sẽ tăng lên. Chính vì vậy chúng ta sẽ chứng kiến giá dầu phản ứng với điều này”, ông McMonigle nói.

Tuy nhiên, ông McMonglie cũng tin tưởng vào khả năng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh sẽ hành động và làm tăng nguồn cung nếu thực sự thế giới đương đầu với tình trạng thiếu hụt cân bằng cung cầu.

“Họ đang rất cẩn thận về vấn đề nhu cầu. Họ muốn nhìn thấy bằng chứng rằng nhu cầu đang tăng lên và sẽ có những phản ứng với thay đổi trên thị trường”, ông McMonglie phân tích.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Đà tăng của giá dầu xuất hiện sau khi Tổng thống Mỹ thông báo sẽ miễn trừ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng điện tử và xem xét điều chỉnh thuế áp dụng đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu.

Giá dầu thế giới đảo chiều tăng hơn 4% Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Giá dầu tăng nhẹ sau động thái hòa hoãn về thuế quan của Mỹ

Giá dầu thế giới chốt phiên 14/4 tăng nhẹ nhờ thông tin Mỹ miễn trừ thuế quan đối với một số mặt hàng điện tử, cùng dữ liệu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc.

Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm Giá dầu thế giới đảo chiều tăng hơn 4%

Trái phiếu chính phủ bị bán tháo, đồng USD thấp nhất trong 1 thập kỷ: Rủi ro Mỹ tăng lãi suất sắp xảy ra?

Đón 'cú sốc' từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài đang bán trái phiếu chính phủ Mỹ - vốn từ lâu được coi là nơi trú ẩn an toàn của thế giới.

Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ? Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Tổng thống Mỹ: Có thể có ngoại lệ đối với mức thuế cơ bản 10%

Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể đưa ra một số miễn trừ đối với mức thuế 10% áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Các doanh nghiệp công nghệ lo ngại tác động của thuế quan Mỹ

Các nhà cung cấp cho những công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đang phải đối mặt với mức độ bất ổn do các chính sách thuế quan khó đoán của Tổng thống Donald Trump.

Thị trường Mỹ siết thuế 46%, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tốt thế mạnh sẵn có Thuế đối ứng có khiến doanh nghiệp xuất khẩu “việt vị” với kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan