Gần 70% các nhà kinh tế dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái nhẹ trong 2023

Một số lý do được các nhà kinh tế đưa ra để giải thích cho dự đoán về kinh tế Mỹ đó là thị trường nhà đất suy giảm và các ngân hàng đang thắt chặt tiêu chuẩn cho vay.

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn kết quả một cuộc khảo sát mới được tạp chí Wall Street Journal công bố cho thấy gần 70% các nhà kinh tế được hỏi đã dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ bị suy thoái trong năm 2023 khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Tạp chí đã khảo sát các nhà kinh tế tại 23 tổ chức tài chính lớn có hoạt động hợp tác với Fed và hầu hết đều cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ xảy ra một cuộc suy thoái trong năm 2023. Chỉ có 5 tổ chức tài chính dự báo sẽ không xảy ra một cuộc suy thoái trong năm nay hoặc năm tới.

Một số lý do được các nhà kinh tế đưa ra để giải thích cho dự đoán trên đó là thị trường nhà đất suy giảm và các ngân hàng đang thắt chặt tiêu chuẩn cho vay.

Bên cạnh đó, một lý do nữa là tổng số tiền tiết kiệm được trong thời kỳ đại dịch COVID-19 mà người dân Mỹ có thể lấy ra để chi tiêu nay chỉ còn 1.200 tỷ USD và các nhà phân tích của Deutsche Bank dự đoán khoản tiết kiệm này sẽ cạn kiệt vào tháng 10/2023.

Quảng cáo

Trong khi đó, theo số liệu của Wall Street Journal, gần 40% ngân hàng Mỹ đã thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay trong quý 4 năm 2022. Chi nhánh của Fed tại thành phố St. Louis đánh giá đây có thể là một dấu hiệu cho thấy các ngân hàng đang dự báo một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Các ngân hàng Mỹ đã từng thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay trước các cuộc suy thoái vào năm 2008 và năm 2020.

Các chuyên gia kinh tế từng lo ngại việc Fed tăng lãi suất mạnh mẽ trong năm qua có thể gây ra suy thoái kinh tế, nhưng nền kinh tế Mỹ đã cho thấy khả năng phục hồi khi tiếp tục tạo thêm việc làm.

Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã cho thấy cơ quan này sẵn sàng tiếp tục tăng lãi suất ở mức cần thiết để đưa lạm phát về mức 2%.

Sau 4 lần tăng liên tiếp 0,75%, Fed đã giảm tốc độ tăng lãi suất xuống 0,5% vào tháng 12/2022 khi lạm phát có dấu hiệu giảm nhiệt. Tuy nhiên tỷ lệ lạm phát hàng năm vẫn là 7,1% trong tháng 11, xấp xỉ mức cao nhất trong vòng 40 năm.

Phần lớn các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Wall Street Journal tin rằng lãi suất tăng sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng từ mức 3,7% được ghi nhận vào tháng 11 lên hơn 5% và làm mất hàng triệu việc làm trong những tháng tới.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế cũng cho rằng mức độ suy thoái kinh tế có thể sẽ nhẹ và nền kinh tế Mỹ kỳ vọng sẽ hồi phục vào cuối năm khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc