EVN phủ nhận là “nguyên nhân” đẩy tỷ giá tăng vọt

Đại diện EVN cho biết, không có cơ sở để cho rằng tỷ giá bật tăng do nhu cầu USD đột xuất từ EVN để trả tiền nhập khẩu điện.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong tuần trước, tỷ giá USD/VND bật tăng mạnh trong 3 ngày đầu tuần. Kết tuần, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng tăng 0,30%, lên VND 23.653 và đồng thời tỷ giá bán niêm yết tại các NHTM và tỷ giá tự do lần lượt tại VND 23.810 và VND 23.750, tăng 60 và 120 đồng so với tuần trước đó.

Trong một báo cáo mới công bố, Công ty Chứng khoán Maybank Việt Nam (MBKE) cho rằng, nguyên nhân khiến tỷ giá bật tăng là do nhu cầu USD đột xuất từ EVN để trả tiền nhập khẩu điện trong khi chênh lệch lãi suất USD và VND cao khiến dòng tiền thực chảy vào Việt Nam chưa được dồi dào.

Liên quan đến nhận định cho rằng EVN là nguyên nhân đẩy tỷ giá lên cao, trả lời phóng viên, đại diện EVN cho biết, không có cơ sở để cho rằng tỷ giá bật tăng do nhu cầu USD đột xuất từ EVN để trả tiền nhập khẩu điện.

Theo số liệu thống kê từ EVN, trong tháng 6/2023, sản lượng điện nhập khẩu chỉ là khoảng 375 triệu kWh (chiếm tỷ trọng khoảng 1,5% tổng sản lượng nguồn điện trong hệ thống).

Kinh phí mua điện nhập khẩu được thanh toán một phần là tiền Việt Nam và một phần là ngoại tệ USD.

Với mức sản lượng điện nhập khẩu của tháng 6/2023, phần kinh phí được thanh toán bằng ngoại tệ chỉ ở mức khoảng 14,5 triệu USD - chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên toàn bộ thị trường ngoại hối.

Ngoài ra, EVN cho biết mức sản lượng nhập khẩu điện của tháng 6 chỉ ở mức trung bình trong các tháng đầu năm, như vậy, nhu cầu thanh toán ngoại tệ do việc nhập khẩu điện trong tháng 6 không hề có sự đột biến. Với các lý do như trên, có thể khẳng định không có cơ sở để cho rằng tỷ giá bật tăng do nhu cầu USD đột xuất từ EVN để trả tiền nhập khẩu điện.

Ở một góc nhìn khác, trong bản tin thị trường tiền tệ trái phiếu mới công bố, các chuyên gia phân tích tại SSI Research cho biết, trên thực tế, áp lực tỷ giá đã bắt đầu xuất hiện từ tuần cuối của tháng 6 khi nhu cầu ngoại tệ tăng mạnh do một số khoản ngoại tệ cần phải thanh toán cũng như áp lực mang tính mùa vụ đến từ việc chuyển lợi nhuận về nước của các doanh nghiệp FDI.

Bên cạnh đó, việc duy trì chính sách tiền tệ phân kỳ với các NHTW lớn trên thế giới cũng là yếu tố tạo ra áp lực lớn hơn đối với tỷ giá. Các chuyên gia duy trì dự báo USD/VND (lãi suất liên ngân hàng) là 23.800 vào cuối năm 2023 nhờ kỳ vọng về nguồn cung ngoại tệ.

Theo Lao động & Công đoàn

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Giá vàng trong nước hạ nhiệt trước "giờ G"

Giá vàng trong nước hạ nhiệt cùng đà đi xuống của kim loại quý trên thị trường quốc tế. Thị trường chờ đợi thông tin từ phiên đấu thầu vàng của NHNN với khối lượng 16.800 lượng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa.

Giá vàng không ngừng tăng

Giá vàng bán lẻ tại các doanh nghiệp trong nước tiếp tục lên cao trong bối cảnh vàng thế giới vẫn trong đà tăng mạnh.

Ảnh minh họa

Vàng và USD cùng giảm giá

Giá vàng tại các doanh nghiệp sáng nay ghi nhận rời khỏi mốc 81 triệu đồng/lượng. Trong khi đó giá USD cũng được các ngân hàng điều chỉnh giảm sau 2 phiên tăng mạnh.

Ảnh minh họa.

Giá vàng tăng giảm trái chiều

Giá vàng một số thương hiệu trong nước được điều chỉnh tăng giảm trái chiều. Hiện vẫn giao dịch quanh mức 81 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Chat với BizLIVE