EU tránh áp ngay giá trần khí đốt trong các đề xuất năng lượng mới

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 18/10 đã đề xuất một loạt các biện pháp khẩn cấp khác để giải quyết tình trạng giá năng lượng cao, nhưng tránh việc áp đặt giới hạn giá khí đốt.

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 18/10 đã đề xuất một loạt các biện pháp khẩn cấp khác để giải quyết tình trạng giá năng lượng cao, nhưng tránh việc áp đặt giới hạn giá khí đốt ngay lập tức khi các nước EU vẫn chia rẽ về ý tưởng này.

Đây là nỗ lực mới nhất của khối nhằm giải quyết tình trạng giá năng lượng tăng đột biến và cuộc khủng hoảng nguồn cung nhiên liệu, vốn đã kéo dài kể từ khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt sau khi bùng phát xung đột với Ukraine. Song các đề xuất vẫn cần được các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chấp thuận trước khi thành hiện thực.

Trong thông báo, EC đã yêu cầu các nước EU chấp thuận dự thảo đề xuất đặt ra "giá linh hoạt tối đa" tạm thời cho các giao dịch tại sàn khí đốt Hà Lan, vốn đóng vai trò là giá chuẩn cho hoạt động giao dịch khí đốt châu Âu

Khối cũng đề xuất các biện pháp điều chỉnh các quy tắc thị trường năng lượng. Các địa điểm giao dịch từ ngày 31/1/2023 sẽ được yêu cầu áp đặt giới hạn giá trên và dưới mỗi ngày đối với các công cụ phái sinh trên thị trường giao kỳ hạn để hạn chế các biến động.

EU cũng yêu cầu các cơ quan quản lý năng lượng đưa ra mức giá chuẩn mới cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trước ngày 31/3/2023.

Một đề xuất riêng biệt sẽ khởi động kế hoạch mua khí đốt chung giữa các nước EU nhằm cố gắng bổ sung kịp thời cho các kho chứa cho mùa Đông năm sau, cũng như giúp thương lượng giá thấp hơn.

Các quốc gia sẽ được yêu cầu cùng mua 15% khối lượng cần thiết để đạt được mục tiêu của EU là lấp đầy 90% các kho chứa khí đốt vào ngày 1/11/2023.

Quảng cáo

Mỗi quốc gia sẽ chịu trách nhiệm tập hợp các công ty trong nước tham gia vào kế hoạch này, với yêu cầu các công ty không mua khí đốt của Nga.

Bên cạnh đó, một đề xuất khác sẽ cho phép các công ty năng lượng sử dụng bảo lãnh ngân hàng hoặc bảo lãnh công để chi trả cho các "thông báo ký quỹ" đối với các giao dịch năng lượng, sau khi giá năng lượng tăng cao khiến một số công ty phải vật lộn với khoản này.

EC cũng đề xuất sẽ chuyển hướng gần 40 tỷ euro (39,41 tỷ USD) từ quỹ ngân sách EU chưa sử dụng để hỗ trợ các công dân và doanh nghiệp dễ bị tổn thương do giá năng lượng cao.

Các biện pháp mới không bao gồm mức trần giá khí đốt ngay lập tức, điều mà hầu hết các nước EU bày tỏ mong muốn. EC mô tả đó sẽ là "biện pháp cuối cùng" và cho biết việc áp giới hạn giá cần đáp ứng một số điều kiện, bao gồm cả việc không khiến nhu cầu khí đốt của châu Âu tăng lên.

Theo giới quan sát, đề xuất trên khó có khả năng xoa dịu tất cả 27 quốc gia EU. Trước đó, EU đã đồng ý về các mục tiêu lấp đầy kho dự trữ khí đốt và hạn chế nhu cầu tiêu thụ điện.

Nhưng các nước thành viên khối này vẫn chưa thể thống nhất động thái tiếp theo và đã tranh luận trong nhiều tuần về việc liệu có nên giới hạn giá khí đốt của EU.

Hơn 15 quốc gia bao gồm Italy, Ba Lan, Hy Lạp và Bỉ đã kêu gọi EU giới hạn giá khí đốt, nhưng chưa đồng ý về nội dung cụ thể của biện pháp này.

Ngược lại, Đức và Hà Lan cảnh báo việc giới hạn giá khí đốt có thể khiến các nước gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung nhiên liệu từ các thị trường toàn cầu trong mùa Đông, khi nguồn cung từ Nga khan hiếm.

Các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về những đề xuất trên tại một hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào ngày 20 -21/10, sau đó các Ngoại trưởng và nhà ngoại giao sẽ cố gắng đẩy nhanh các cuộc đàm phán để thống nhất luật cuối cùng vào tháng tới.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay

Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.

Ba kịch bản tác động từ việc Hòa Kỳ áp thuế đối ứng tới Việt Nam Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4)

Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ

Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Giá gạo Thái Lan thấp nhất trong hơn hai năm Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ

Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.

Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 16 năm Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc