EU đang tập trung vào khu vực "sân sau" của Nga?

Trong bối cảnh Nga bị chi phối bởi cuộc xung đột ở Ukraine, EU đang có những động thái tăng cường quan hệ với các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ.

Theo trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 24/10, có những dấu hiệu cho thấy EU đang dành sự quan tâm lớn cho khu vực Trung Á, vốn được coi là khu vực "sân sau" của Nga, kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra cách đây tròn 8 tháng.

Sự chú ý mới này không chỉ có hoạt động thương mại bình thường. Cuối tuần trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã tiến hành cuộc điện đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev. Ngày 26/10, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel sẽ đến Astana theo lời mời của ông Tokayev để tham dự một hội nghị của các nhà lãnh đạo Trung Á.

Sau cuộc điện đàm, bà Von der Leyen, người cũng đã gặp ông Tokayev ở New York, Mỹ vào tháng 9, cho biết hai bên hoan nghênh thỏa thuận về Quan hệ Đối tác Chiến lược về nguyên liệu thô bền vững, pin và hydro tái tạo. Điều này đánh dấu sự phát triển nhanh chóng sau chuyến thăm vào tháng 11 năm ngoái của ông Tokayev tới Brussels và bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ đối tác với EU về năng lượng.

Bà Leyen cũng cho biết thêm rằng hai bên đã thảo luận về việc kết nối tốt hơn giữa châu Âu và Trung Á, thông qua Sáng kiến "Cửa ngõ/Cổng Toàn cầu" (Global Gateway) nhằm hỗ trợ và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng trị giá 300 tỷ euro, một đối trọng của EU đối với Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc.

Tiếp đó ngày 26-27/10, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel sẽ đến Kazakhstan để tham gia hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Á. Ngoài ra, ông Michel có kế hoạch thăm Uzbekistan vào ngày 28/10 để hội đàm với Tổng thống Shavkat Mirziyoyev.

Quảng cáo

Tại hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Á, các bên sẽ thảo luận về sự hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, thương mại, kinh tế, văn hóa và nhân đạo, đồng thời sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực đang mang tính thời sự hiện nay. Phát biểu trước khi lên đường dự hội nghị, ông Michel cho biết: “EU sẵn sàng làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Trung Á và hỗ trợ hợp tác nội khối".

Trung Á là một khu vực gồm 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ: Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. Khi xung đột ở Ukraine nổ ra, Nga đã hy vọng rằng họ sẽ nhận được sự ủng hộ của các nước Trung Á trong cuộc đối đầu với phương Tây. Nhưng dường như điều này đã không xảy ra theo kỳ vọng của Moskva.

Ví dụ Kazakhstan, quốc gia lớn nhất về lãnh thổ trong số 5 nước trên, đã thực hiện các bước để khẳng định chính sách đối ngoại độc lập của mình - mặc dù vẫn là thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga lãnh đạo.

Một trong những bước đi mới nhất của Astana là từ chối công nhận kết quả của “cuộc trưng cầu dân ý” ở 4 khu vực miền Đông Ukraine. Nước này cũng đã ngừng xuất khẩu vũ khí trong một năm để đảm bảo rằng các thiết bị quân sự của Kazakhstan không bị bên nào sử dụng trong cuộc xung đột.

Sau khi EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dầu của Nga, Kazakhstan cũng đã nỗ lực điều chỉnh xuất khẩu dầu của mình hướng sang EU. Nhưng Nga có nhiều đòn bẩy đối với Kazakhstan, chẳng hạn như cảnh báo sẽ đóng đường ống dẫn dầu của Kazakhstan đến Biển Đen.

Tóm lại, những động thái trên có thể báo hiệu sự khởi đầu của một cách tiếp cận gắn kết hơn giữa EU và các nước láng giềng của Nga ở Trung Á.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu