Đức có sự chuẩn bị tốt hơn trước việc nguồn cung khí đốt bị gián đoạn

Ngày 2/9, giới chức Đức tuyên bố quốc gia Tây Âu này đã có sự chuẩn bị tốt hơn nhiều so với trước đây trong trường hợp việc cung cấp khí đốt từ Nga bị dừng lại.

Ngày 2/9, giới chức Đức tuyên bố quốc gia Tây Âu này đã có sự chuẩn bị tốt hơn nhiều so với trước đây trong trường hợp việc cung cấp khí đốt từ Nga bị dừng lại.

Trước đó cùng ngày, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) dẫn khí đốt tới Đức, vốn dự kiến vận hành trở lại vào cuối tuần này, sẽ tiếp tục bị khóa cho tới khi một tuabin được sửa chữa, qua đó đình chỉ vô thời hạn hoạt động của tuyến đường cung cấp khí đốt then chốt tới châu Âu.

Trong tuyên bố mới nhất, người phát ngôn của Bộ trưởng Kinh tế Đức cho biết nước này không có bình luận cụ thể nào về thông báo trên của Gazprom và vẫn đang tiếp tục thực hiện các biện pháp để củng cố khả năng độc lập cũng như giảm sự phụ thuộc vào lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga.

Quảng cáo

Quan chức này thừa nhận đây là thời điểm khó khăn song Đức sẽ đẩy mạnh công tác chuẩn bị và sẽ nỗ lực hơn nữa để đối phó với tình hình nguồn cung khí đốt bị gián đoạn.

Từ ngày 27/7, Gazprom đã giảm nguồn cung khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 xuống mức 20% công suất, với lý do phát sinh các vấn đề trong quá trình sửa chữa các tuabin của Siemens do lệnh trừng phạt của Canada.

Ngày 30/8, Gazprom công bố quyết định ngừng hoạt động tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 trong khoảng thời gian từ 4h00 ngày 31/8 đến 4h00 ngày 3/9 (theo giờ Moskva). Tuy nhiên, ngày 2/9, Gazprom thông báo trong quá trình bảo dưỡng dự kiến kéo dài 3 ngày, Gazprom đã phát hiện tuabin khí chính tại trạm Portovaya gần thành phố St. Petersburg bị rò rỉ dầu.

Theo đó, tuabin không thể vận hành một cách an toàn cho tới khi đoạn rò rỉ được sửa chữa và Gazprom không đưa ra bất kỳ khung thời gian nào về việc nối lại hoạt động cung cấp khí đốt thông qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu