Kinh tế Đức tăng trưởng tốt hơn ước tính trong quý 2/2022

Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) ngày 25/8 công bố số liệu điều chỉnh chính thức cho thấy nền kinh tế nước này đã tăng trưởng nhẹ trong quý 2/2022.

Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) ngày 25/8 công bố số liệu điều chỉnh chính thức cho thấy nền kinh tế nước này đã tăng trưởng nhẹ trong quý 2/2022, cải thiện so với ước tính đình trệ trước đó, đẩy lùi “bóng ma suy thoái”.

Theo Destatis, GDP của Đức trong thời gian từ tháng 4-6/2022 đã tăng 0,1%. Trước đó cơ quan này dự kiến tăng trưởng bằng không. Nền kinh tế đã được thúc đẩy nhờ cả nhu cầu trong lĩnh vực công và tư, trong đó chi tiêu của chính phủ tăng 2,3%.

Chi tiêu tư nhân đã tăng 0,8% so với quý trước đó, trong bối cảnh các biện pháp hạn chế dịch COVID-19 được dỡ bỏ, qua đó khôi phục hoạt động du lịch và ăn uống ngoài trời.

Quảng cáo

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang tăng trưởng chậm lại do lạm phát tăng cao, cùng với căng thẳng Nga-Ukraine khiến giá năng lượng và lương thực tăng vọt.

Đức đã rất phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, Nga đã dần cạn kiệt nguồn cung kể từ khi căng thẳng xảy ra.

Việc Nga có khả năng cắt giảm hoàn toàn việc chuyển khí đốt cho châu Âu đã làm tăng khả năng thiếu hụt trong mùa Đông và buộc Đức phải phân bổ lại nguồn cung cấp.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Joachim Nagel, Thống đốc Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank, đã cảnh báo rằng mặc dù nền kinh tế Đức tăng trưởng tốt trong quý 2/2022, nhưng các vấn đề chuỗi cung ứng mới sẽ "làm u ám thêm triển vọng cho nửa cuối năm".

Đặc biệt, nếu cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên tồi tệ hơn, một cuộc suy thoái có thể xảy ra trong mùa Đông tới.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro