Margin toàn thị trường tăng 6 quý liên tiếp, lập kỷ lục mới, VN-Index vẫn chưa phá “dớp” 1.300

Thời điểm 30/9, dư nợ margin tại các CTCK ước tính vào khoảng 223.000 tỷ đồng, tăng 5.000 tỷ so với cuối quý 2 và là con số kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán quý 3 trải qua nhiều biến động với điểm nhấn là những lần công phá bất thành ngưỡng kháng cự mạnh 1.300 điểm. Tuy nhiên, nhà đầu tư dường như vẫn đặt nhiều niềm tin vào việc VN-Index sẽ vượt mốc điểm này. Dấu hiệu rõ rệt có thể thấy qua số liệu margin tiếp tục phá đỉnh.

Thời điểm 30/9, dư nợ cho vay tại các CTCK ước tính lên đến 232.000 tỷ đồng, tăng 7.000 tỷ so với cuối quý 2 trước đó qua đó lập kỷ lục mới. Trong đó, dư nợ margin ước tính vào khoảng 223.000 tỷ đồng, tăng 5.000 tỷ so với cuối quý 2 và cũng là con số cao nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Dư nợ cho vay toàn thị trường tiếp tục tăng nhưng có sự phân hoá rõ rệt trên từng CTCK. Mirae Asset và Vietcap ghi nhận dư nợ cho vay tăng mạnh, lần lượt hơn 2.500 tỷ và 2.100 tỷ đồng so với cuối quý 2. Chiều ngược lại, VPBankS là cái tên có sự sụt giảm dư nợ cho vay mạnh nhất sau quý 3 vừa qua, với giá trị hơn 1.600 tỷ đồng.

Ngoài 3 cái tên kể trên, trong top đầu về dư nợ, quy mô cho vay của TCBS, HSC, VPS, KIS tiếp tục mở rộng còn SSI, VNDirect, MBS bị thu hẹp. Tuy nhiên, biến động nhìn chung không lớn, với mức tăng/giảm đều dưới nghìn tỷ.

Tính đến cuối quý 3, toàn thị trường ghi nhận 7 CTCK có dư nợ trên 10.000 tỷ đồng. TCBS tiếp tục giữ vị trí số 1 về dư nợ cho vay với gần 25.500 tỷ đồng. Đây cũng là CTCK duy nhất có dư nợ trên 1 tỷ USD. Trong khi đó, HSC đã vươn lên mạnh mẽ với dư nợ cao kỷ lục từ khi hoạt động, đạt hơn 19.000 tỷ đồng. Mirae Asset cũng trở lại ngoạn mục để cùng SSI và HSC bám đuổi theo sau TCBS.

Quảng cáo

Dư nợ cho vay tại các CTCK tiếp tục tăng lên lập kỷ lục mới góp phần cân lại áp lực bán ròng từ khối ngoại. Trong quý 3, khối ngoại tiếp tục bán ròng thêm 14.000 tỷ đồng trên HoSE. Dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng xu hướng bán ròng chưa chấm dứt. Một vài thời điểm đầu tháng 10 tưởng chừng như đã có sự đảo chiều dòng vốn ngoại nhưng sau đó đà bán vẫn quay trở lại.

Theo SGI Capital, đợt giảm lãi suất mạnh từ Fed và gói kích thích kinh tế lớn của Trung Quốc là yếu tố tác động tích cực đến dòng vốn ngoại gần đây. Tuy nhiên, những yếu tố chưa thuận lợi vẫn hiện hữu khiến hiệu ứng này khó duy trì. Quỹ đầu tư này nhận thấy việc BĐS thực nóng lên đang là tâm điểm hút dòng tiền nội. Thanh khoản của TTCK bởi vậy khó cải thiện nếu thiếu dòng tiền ngoại mua ròng mạnh.

Việc kéo dòng vốn ngoại trở lại được kỳ vọng sẽ khả quan hơn sau khi Thông tư 68/2024/TT-BTC do Bộ Tài chính vừa ban hành, trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực thi hành từ ngày 2/11 tới đây.

Theo đó, nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu không yêu cầu đủ tiền. Công ty chứng khoán thực hiện đánh giá rủi ro thanh toán của nhóm nhà đầu tư này để xác định mức tiền phải có khi đặt lệnh mua cổ phiếu theo thỏa thuận giữa 2 bên. Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Điều này được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến tình hình hoạt động kinh doanh của các CTCK. Mặt khác, Thông tư 68 có hiệu lực cũng đòi hỏi các CTCK phải nâng cao năng lực về vốn mạnh mẽ hơn trong tương lai để tránh rủi ro thanh toán. Đây là chất xúc tác để cuộc đua tăng vốn tại nhóm CTCK tiếp tục nóng lên thời gian tới.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

DXG gây nhiễu lên thị trường, dòng tiền tiếp tục đi tìm cơ hội cổ phiếu "ngách"

Việc cổ phiếu DXG giảm kịch sàn sau thông báo phát hành cổ phiếu ít nhiều khiến VN-Index nhận thêm thử thách. Tuy nhiên, thị trường vẫn khá vững vàng và còn tiếp tục ghi nhận hiện tượng dòng tiền đi tìm cơ hội ở các cổ phiếu "ngách".

Midcap và Penny vụt sáng, thị trường có sóng "ngầm"? Tập đoàn Đất Xanh chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu, huy động hơn 1.800 tỷ đồng

Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới

Cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đang có những vận động khiêm tốn trên thị trường chứng khoán, dù đã phát đi nhiều tín hiệu chuyển mình trong hoạt động kinh doanh.

SHS dự kiến phát hành gần 895 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên hơn 17.000 tỷ đồng Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Theo ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh số, Công ty CP Chứng khoán VPBank, đầu tư chứng khoán chúng ta chỉ sợ rủi ro lớn nhất là suy thoái. Không suy thoái thì những đợt điều chỉnh thông thường cứ mua vào, kiểu gì cũng thắng. Nhưng suy thoái xảy ra thì chúng ta sẽ mất rất nhiều tiền.

Bộ trưởng Tài chính: "Kỳ vọng thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế" Từ 1/1/2025, 6 hành vi sau bị coi là thao túng thị trường chứng khoán

Midcap và Penny vụt sáng, thị trường có sóng "ngầm"?

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa đi qua một tuần giao dịch nhiều sự kiện. Hiện tượng dòng tiền phân bổ sang các cổ phiếu Midcap và Penny đã được ghi nhận tạo ra những tín hiệu mới cần lưu ý cho nhà đầu tư.

Thị trường xuất hiện sóng Midcap và Penny Vietcap xử lý giao dịch chậm thanh toán của nhà đầu tư Hà Lan theo quy định của Thông tư 68

Ngành bất động sản cho thấy dấu hiệu thoát đáy, lựa chọn cổ phiếu nào đón đầu "làn sóng"?

Maybank dự báo ngành bất động sản có triển vọng khả quan cho năm 2025 nhờ yếu tố vĩ mô bền vững, môi trường lãi suất thuận lợi và chi tiêu hạ tầng tăng trưởng và nguồn cung cải thiện nhờ các quy định được nới lỏng.

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm Quỹ ngoại Singapore muốn tăng sở hữu tại REE lên gần 45% sau khi chi gần 2.000 tỷ mua cổ phiếu

Giám đốc Phân tích VinaCapital: "2025 sẽ là một năm đầy biến động với thị trường chứng khoán"

Vinacapital kỳ vọng dòng tiền nước ngoài sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm tới phần lớn nhờ vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết và định giá hấp dẫn.

VinaCapital dự báo GDP tăng trưởng 6,5%, khối ngoại sẽ trở lại mua ròng bởi 3 lý do Thị trường chứng khoán khó khăn, một quỹ mở của VinaCapital vẫn đạt hiệu suất 32% sau 11 tháng

DNSE tiếp tục được vinh danh Top 10 sản phẩm - dịch vụ công nghệ Tin dùng

Tại Lễ công bố và vinh danh sản phẩm - dịch vụ Tin dùng diễn ra chiều 20/12/2024 tại Hà Nội, Chứng khoán DNSE lần thứ hai liên tiếp được vinh danh trong Top 10 sản phẩm - dịch vụ Tin dùng Việt Nam lĩnh vực công nghệ.

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang: “DNSE Aquaman Vietnam sẽ là sân chơi biểu tượng của bộ môn bơi – chạy”