Dư luận Trung Quốc xôn xao trước việc một công ty đường sắt cao tốc nghi "rút ruột" công trình

Một số chuyên gia trong ngành cho biết vấn đề đang được bàn tán lại không dẫn đến những lo ngại về độ an toàn của hệ thống đường sắt Trung Quốc.

Dư luận Trung Quốc xôn xao trước việc một công ty đường sắt cao tốc nghi "rút ruột" công trình

SCMP đưa tin, một tờ báo của Trung Quốc cho biết một công ty xây dựng nổi tiếng ở nước này đã cắt giảm chi phí và gây ra các vấn đề an toàn trong khi thi công một dự án cơ sở hạ tầng quan trọng.

Cụ thể, tờ Economic Information Daily cho biết các trụ móng của cầu đường sắt cao tốc mà công ty này xây dựng ngắn hơn đáng kể so với chiều dài thiết kế. Thông tin này đang làm dấy lên mối lo ngại về độ an toàn của hệ thống đường sắt lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, một số chuyên gia trong ngành lập luận rằng cần một cuộc điều tra toàn diện hơn để xác minh các vấn đề kể trên. Họ cho biết, chiều dài cọc ngắn hơn thiết kế là điều bình thường về kỹ thuật và những vấn đề đang được nêu ra có thể liên quan đến tham nhũng.

Cuộc tranh luận này xoay quanh việc xây dựng tuyến đường cao tốc Lai Rong ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Dự án này là một phần quan trọng của mạng lưới đường sắt cao tốc của tỉnh, kéo dài 193 km và cho phép tàu chạy với vận tốc tối đa là 350 km/h.

Khoảng 50 km tuyến đường sắt này được xây dựng bởi China Construction Eighth Engineering Division (còn được gọi là Bộ phận số 8), bắt đầu thi công vào tháng 11/2020. Quá trình kiểm tra chất lượng ban đầu của dự án đã hoàn thành vào cuối tháng 6.

Sanjie Industry Co Ltd đến từ tỉnh Hà Nam, một trong những nhà thầu phụ của dự án, đã đệ trình một cáo buộc về “tham nhũng và vi phạm pháp luật”. Economic Information Daily cho biết, công ty nói rằng Bộ phận số 8 đã bỏ bớt vật liệu xây dựng, gây ra những vấn đề về chất lượng đối với các cọc ở một số phần móng của đường sắt.

Quảng cáo

Ngay sau đó, chính quyền tỉnh Sơn Đông đã cử một nhóm đến điều tra và sẽ công bố kết quả trong thời gian tới.

Vấn đề này đang thu hút sự chú ý của truyền thông Trung Quốc vì móng cọc của đường sắt là bộ phận chịu sức nặng của toàn bộ hệ thống. Bất kỳ sai sót xảy ra trong quá trình xây dựng đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, vụ việc này diễn ra trong một lĩnh vực mà Trung Quốc đang tập trung phát triển, đó là cơ sở hạ tầng.

Dù kết quả điều tra chưa được công bố, nhưng một số chuyên gia lưu ý rằng những thông tin của các phương tiện truyền thông có thể chưa phải là đầy đủ.

Zhang Wei - người từng thiết kế cây cầu, chia sẻ trên WeChat: “Những vấn đề được truyền thông đưa ra có thể là sự thật. Rất có thể, chiều dài của một số cọc không đáp ứng được chiều dài của thiết kế. Tuy nhiên, những vấn đề này không hẳn sẽ dẫn đến hậu quả về an toàn.”

Wei cho biết thêm, xây dựng đường sắt dường có 3 loại cọc chính, cọc ma sát, cọc chịu lực và cọc đá. Loại thứ nhất sử dụng ma sát giữa đất và móng cọc để hỗ trợ. 2 loại còn lại sẽ có trợ lực từ sự hình thành đá ngầm.

Trước khi chọn loại cọc phù hợp và lập ngân sách, một nhóm địa chất sẽ đến để xác định độ sâu của đá ngầm. Do đó, một quản lý của nhà thầu Sanjie, cho biết có thể công ty xây dựng đã che giấu độ sâu thực tế để cắt bớt chi phí.

Theo SCMP, China Construction Eighth Engineering Division, với hơn 50.000 nhân viên và 6 chi nhánh chính, là một trong những công ty có kinh nghiệm cũng như lợi nhuận cao nhất trong lĩnh vực này.

Lợi nhuận ròng của công ty đạt 12,25 tỷ NDT (1,7 tỷ USD) vào năm ngoái và là công ty có báo lãi lớn thứ 2 thuộc China State Construction Engineering Corporation. Công ty này đã “góp mặt” trong các dự án lớn ở Trung Quốc như sân bay mới ở Hạ Môn hay cầu bắc ngang sông Dương Tử ở Vũ Hán.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn