Dữ liệu lạm phát mới nhất khớp kỳ vọng, Chủ tịch Fed nhấn mạnh chưa vội cắt giảm lãi suất

Các dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ vẫn kiên cường ngay cả trong môi trường lãi suất cao của Fed.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome H. Powell
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome H. Powell

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome H. Powell cho biết hôm thứ Sáu rằng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đang mang lại cho ngân hàng trung ương sự linh hoạt và kiên nhẫn trước khi cắt giảm lãi suất.

Phát biểu trong chương trình “Marketplace” ở San Francisco, chủ tịch Fed nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ cẩn thận với quyết định lãi suất vì nền kinh tế đang mạnh mẽ”.

Báo cáo chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) hôm thứ Sáu cho thấy người tiêu dùng vẫn đang chi tiêu với tốc độ chóng mặt. Lạm phát theo thước đo PCE ở mức 2,5% trong tháng 2, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 7,1% vào năm 2022 và chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu 2% của Fed. Dữ liệu việc làm gần đây cũng vẫn ổn định. Nhìn chung, nền kinh tế vẫn kiên cường ngay cả khi Fed đưa ra lãi suất cao.

Ông Powell nói: “Điều đó có nghĩa là chúng tôi không cần phải vội vàng cắt giảm. Chúng ta có thể chờ đợi và tin tưởng hơn rằng lạm phát đang giảm xuống mức 2% một cách bền vững”.

Fed đang cố gắng cân bằng hai rủi ro. Một mặt, các quan chức không muốn giữ lãi suất quá cao trong thời gian dài vì nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái không đáng có. Mặt khác, họ không muốn cắt giảm lãi suất quá sớm, trước khi lạm phát hoàn toàn được kiểm soát.

Quảng cáo

Nếu lạm phát cao kéo dài nhiều năm, nó có thể ăn sâu vào nền kinh tế khi người dân và các công ty điều chỉnh hành vi của họ, khiến việc dập tắt lạm phát về lâu dài càng khó khăn hơn.

Trong khi nền kinh tế hiện tại có vẻ mạnh mẽ, ông Powell cho rằng nếu thị trường việc làm bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt, Fed có thể sẽ phản ứng.

Ông Powell nói: “Nếu chúng tôi nhận thấy bất kỳ yếu kém bất ngờ nào trên thị trường lao động, chúng tôi sẽ xem xét cẩn thận và cũng có thể đưa ra phản ứng”.

Chủ tịch Fed cho biết mặc dù luôn có khả năng xảy ra suy thoái nhưng ông không nghĩ có nguy cơ cao ở thời điểm hiện tại. “Không có lý do gì để nghĩ rằng nền kinh tế đang suy thoái hoặc đang trên bờ vực suy thoái”, ông Powell nhận định.

Ngân hàng trung ương tuần trước đã giữ lãi suất chuẩn trong khoảng 5,25% - 5,50% và cũng tái khẳng định dự kiến sẽ cắt giảm 3/4 điểm phần trăm đến cuối năm 2024.

Fed dự kiến sẽ giữ lãi suất ổn định như đã làm kể từ tháng 7 năm ngoái tại cuộc họp chính sách từ ngày 30/4 đến ngày 1/5 tới.

Theo NYT, Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm