Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ: FED đang vội vàng trong việc muốn cắt giảm lãi suất

Ông cho biết mục tiêu lãi suất trung lập của FED là quá thấp do nền kinh tế đang mạnh mẽ.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ: FED đang vội vàng trong việc muốn cắt giảm lãi suất

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers cho rằng Cục Dự trữ Liên bang (FED) đang hành động quá sớm trong việc cắt giảm lãi suất.

Trong cuộc phỏng vấn với báo giới mới đây, ông Summers nói: “Cảm giác của tôi vẫn là FED đang ngứa tay muốn bắt đầu cắt giảm lãi suất và tôi không hiểu hết được điều đó”.

Ông chỉ ra rằng các chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP và các điều kiện tài chính dường như trái ngược với vẻ “vội vàng” của FED trong việc nới lỏng chính sách.

Quảng cáo
image1-4173.png
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers

Ông Summers đưa ra quan điểm sau cuộc họp chính sách mới nhất của FED hôm 19-20/3. Các quan chức đã giữ nguyên lãi suất chuẩn và dự kiến sẽ có 3 đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024.

Ngân hàng trung ương cũng mới công bố mục tiêu lãi suất trung lập là 2,6%. Đây là mức được cho là không kích thích tăng trưởng cũng không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái. Nhưng Cựu Bộ trưởng Tài chính cho biết mức này “thấp đến kỳ lạ” khi mà nền kinh tế Mỹ đang mạnh mẽ.

Theo ông Summers, thâm hụt ngân sách tăng cao cũng như nợ nần chồng chất gây áp lực lên thị trường tín dụng, việc gia tăng đầu tư vào lĩnh vực tư nhân và nhu cầu lớn đối với các sản phẩm trí tuệ nhân tạo sẽ không khiến các nhà hoạch định chính sách có cảm giác rằng chính sách hiện tại đang bị hạn chế.

Ông nói rằng với những nhu cầu thúc đẩy đó, ông không hiểu vì sao có người lại nảy ra quan điểm rằng lãi suất trung lập có thể giống như 4 năm trước.

Theo BI

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ