Đồng yên bật tăng mạnh bất thường làm dấy lên nghi vấn Nhật Bản có khả năng đã âm thầm can thiệp

Nhiều nhà giao dịch cho rằng Nhật Bản đã âm thầm can thiệp vào thị trường tiền tệ, thúc đẩy đồng yên tăng giá.

Đồng yên bật tăng mạnh bất thường làm dấy lên nghi vấn Nhật Bản có khả năng đã âm thầm can thiệp

Dữ liệu do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) công bố hôm thứ Ba cho thấy chính phủ có khả năng đã can thiệp vào thị trường tiền tệ.

Theo dữ liệu, BOJ ước tính thanh khoản từ hệ thống tài chính sẽ giảm 7,56 nghìn tỷ yên (48,2 tỷ USD) vào ngày 1/5 do các giao dịch với khu vực chính phủ. Tuần trước, các nhà môi giới tiền tệ dự đoán thanh khoản sẽ sụt giảm khoảng 2 nghìn tỷ yên vào ngày 1/5.

Trong khi đó, lượng giao dịch đạt khoảng 5,5 nghìn tỷ yên, chênh lệch lớn so với dự báo. Yosuke Takahama, giám đốc điều hành tại Central Tanshi, một nhà môi giới tiền tệ, cho biết: “Có khả năng cao là chính phủ đã can thiệp vào thị trường hôm thứ Hai”.

Vào chiều thứ Hai, đồng yên tăng 3,7% so với đồng bạc xanh, sau khi thủng đáy 34 năm, ở mức 160 yên đổi 1 USD vào sáng cùng ngày. Các nhà giao dịch đã phát hiện ra các lệnh mua lớn khiến đồng yên tăng giá sau 1 giờ chiều và tăng tiếp vào khoảng 4 giờ chiều Thứ Hai và 1 giờ sáng Thứ Ba.

Các nhà giao dịch tin rằng Bộ Tài chính Nhật Bản đã tiến hành can thiệp mua hàng chục tỷ USD đồng yên để ngăn chặn đà sụt giảm của đồng tiền Nhật Bản.

Quảng cáo

BOJ và Bộ Tài chính đã từ chối đưa ra bình luận.

Các quan chức tài chính đôi khi chọn không xác nhận can thiệp đã diễn ra. Bộ Tài chính Nhật Bản thường công bố đợt can thiệp mỗi tháng với độ trễ. Dữ liệu can thiệp hàng ngày được công bố hàng quý.

Soichiro Tateishi, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản, cho biết: “Rất có khả năng các cơ quan tài chính đã tiến hành can thiệp, vì đồng yên tăng tới 6 yên so với đồng đô la Mỹ”.

Takahide Kiuchi, nhà kinh tế điều hành tại Viện nghiên cứu Nomura, cũng nhận định rằng đợt tăng giá mạnh hôm thứ Hai cho thấy chính phủ đã can thiệp. Thời đểm này có thể đã được chọn vì “thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ và giao dịch giữa đồng đô la với đồng yên ở thị trường châu Á rất mỏng, vì vậy ngay cả một sự can thiệp tương đối nhỏ cũng có thể tác động đáng kể đến thị trường tiền tệ”, Kiuchi viết trong một báo cáo công bố hôm thứ Ba.

Trong đợt mua đồng yên gần đây nhất vào tháng 9-10/2022, Bộ Tài chính đã chi 9,2 nghìn tỷ yên (ước tính khoảng 62 tỷ USD) cho ba biện pháp can thiệp riêng biệt.

Mặc dù có vẻ như các cơ quan tài chính cuối cùng đã vào cuộc để hỗ trợ đồng yên, nhưng vẫn chưa rõ liệu họ có thể ngăn chặn xu hướng suy yếu cơ bản của đồng yên hay không. Đồng yên yếu trong thời gian dài là do các yếu tố cơ bản như sự chênh lệch lớn về lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ.

Theo Nikkei Asia, Japan Times

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025