Đồng yên liên tục chạm đáy, vì sao Nhật Bản vẫn chưa can thiệp?

Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa phát tín hiệu can thiệp vào đồng yên dù đồng tiền nước này liên tục giảm xuống mức thấp lịch sử.

Đồng yên liên tục chạm đáy, vì sao Nhật Bản vẫn chưa can thiệp?

Đồng yên liên tục giảm xuống mức thấp lịch sử mới so với đồng đô la Mỹ, làm dấy lên nhiều đồn đoán rằng các cơ quan tài chính Nhật Bản có thể can thiệp vào thị trường tiền tệ bất cứ lúc nào.

Trong tháng qua, các quan chức tài chính hàng đầu đã phát đi cảnh báo và ám chỉ rằng họ sẽ sẵn sàng vào cuộc. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu can thiệp nào, mặc dù đồng yên đã vượt xa mức mà chính phủ Nhật Bản đã can thiệp vào tháng 10/2022.

Điều này đặt ra câu hỏi tại sao chính quyền Nhật Bản vẫn chưa có động thái nào?

Soichiro Tateishi, chuyên gia kinh tế tại Viện nghiên cứu Nhật Bản, cho biết: “Chính phủ có vẻ như vẫn do dự can thiệp vì đồng yên đang suy yếu do một số yếu tố cơ bản, bao gồm lãi suất tăng ở Mỹ”.

“Ví dụ, nếu các cơ quan tài chính can thiệp đột ngột, vào thời điểm này, đồng yên có thể sẽ tăng lên mức 140 yên/USD, nhưng chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản có thể sẽ khiến đồng yên quay trở lại mức hiện tại”. Hôm thứ Tư, đồng tiền Nhật Bản chạm đáy, ở mức 154 yên/USD, trong 34 năm.

Quảng cáo

Takahide Kiuchi, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Nomura, cho rằng có thể chính phủ không muốn gieo mầm mống rắc rối trước cuộc họp kéo dài hai ngày của các bộ trưởng tài chính Nhóm 20 và thống đốc ngân hàng trung ương ở Washington.

“Nếu Nhật Bản can thiệp vào thị trường ngoại hối trước G20 hoặc G7, nước này có thể bị Mỹ hoặc các nền kinh tế tiên tiến khác chỉ trích là ‘thao túng tiền tệ’ tại các cuộc họp. Nhật Bản muốn tránh tình trạng như vậy”, Kiuchi viết.

Trong khi một số người tham gia thị trường nói rằng Nhật Bản có thể can thiệp khi đồng tiền Nhật giảm quá mức 155 yên/USD, Tateishi lại cho rằng chính phủ có thể không đặt ra một mức trần nào vì họ không muốn các nhà giao dịch nghĩ rằng chính phủ có một ranh giới cố định. Các quan chức tài chính nhấn mạnh rằng họ chú ý nhiều hơn đến tốc độ biến động của đồng tiền hơn là mức giá trị của nó.

Khi đồng tiền Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm, những người tham gia thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc họp chính sách tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) – dự kiến diễn ra vào tuần tới, để xem liệu cơ quan có đưa ra tín hiệu gì về việc tăng lãi suất hay không.

Tháng trước, BOJ đã tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm, nhưng vẫn không thể xoay chuyển được đồng yên yếu. Ngân hàng trung ương cho biết họ sẽ duy trì lập trường ôn hòa trong thời điểm hiện tại và chưa có kế hoạch tăng lãi suất lần kế tiếp trong tương lai gần.

Thống đốc BOJ Kazuo Ueda cho biết BOJ sẽ không thay đổi chính sách của mình để tác động trực tiếp đến biến động tiền tệ. Nhưng nếu chi phí nhập khẩu tăng cao ảnh hưởng đến xu hướng giá cả của Nhật Bản, ngân hàng sẽ xem xét thực hiện một số bước.

Theo Japan Times

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên