Dòng tiền tái kích hoạt sau tuần nhiều sự kiện

Dòng tiền đã có dấu hiệu được tái kích hoạt sau khi thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần nhiều sự kiện như đáo hạn phái sinh và cơ cấu ETFs. Tâm điểm là nhóm cổ phiếu Vingroup và Ngân hàng.

Dòng tiền tái kích hoạt sau tuần nhiều sự kiện

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á đón sắc xanh ở đầu tuần ở nhiều thị trường như SHCMP (+0,15%), SET (+0,35%), NIFTY 50 (+1,33%), STI (+0,4%) tăng điểm. Trong khi đó, TWSE (-0,46%), NIKKEI 225 (-0,18%) cùng giảm nhẹ.

VN-Index vừa đứt chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp với việc đánh rơi tổng cộng hơn 4 điểm trong 5 phiên giao dịch. Chỉ tới phiên chiều nay (24/3), dòng tiền mới được kích hoạt giúp chỉ số tăng hơn 8 điểm.

Chất xúc tác

Trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng 5.409,51 tỷ đồng khỏi thị trường bằng kênh thị trường mở. Có 80.849,26 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, không còn tín phiếu NHNN lưu hành trên thị trường. Lãi suất VND liên ngân hàng ở kỳ hạn qua đêm được ghi nhận 4,22% vào ngày cuối tuần.

Dấu hiệu thị trường tái kích hoạt dòng tiền sau tuần nhiều sự kiện
Giao dịch bán ròng của khối ngoại trên HOSE.

Trong khi đó, cả tuần qua, khối ngoại đã bán ròng hơn 4.000 tỷ đồng trên 3 sàn. Hoạt động bán ra vẫn còn mạnh trong phiên đầu tuần, đạt trên 700 tỷ đồng. Đứng đầu là TPB (-161 tỷ đồng), LPB (-67,7 tỷ đồng), NVL (-59 tỷ đồng), DBC (-54,54 tỷ đồng), HDB (-51,55 tỷ đồng)...

Quảng cáo

Dòng tiền của thị trường có dấu hiệu cải thiện với khớp lệnh tăng hơn 11% so với phiên cuối tuần trước, đạt 795 triệu đơn vị. Tuy nhiên, đây vẫn là phiên thứ 3 liên tiếp, khớp lệnh ở dưới mức bình quân 20 phiên gần nhất.

Vận động thị trường

Sau một tuần giao dịch thận trọng do các hiệu ứng đáo hạn phái sinh và cơ cấu ETFs, nhà đầu tư vẫn giao dịch từ tốn trong phiên sáng. Các nhóm Vingroup thực tế đã tăng tốc đầu phiên sáng. Nhưng phải đến phiên chiều, các cổ phiếu nhóm Vingroup mới khẳng định được sức mạnh: VIC tăng trần, VHM tăng 6,3% còn VRE tăng 3,8%. Tổng giá trị giao dịch của bộ 3 Vingroup đạt hơn 1.700 tỷ đồng.

Trong khi đó, các mã Ngân hàng cũng ghi nhận SHB (+5,5%) bứt phá vào phiên chiều và đạt được quy mô khớp lệnh cao nhất HOSE, hơn 1.000 tỷ đồng. Còn TCB (+2,4%), OCB (+1,4%), ACB (+1%) cũng đều đón sắc xanh.

Ngoài ra, nhóm Chứng khoán cũng có dấu hiệu bắt nhịp nhanh chóng với dòng tiền cuối phiên khi các mã BSI (+3,8%), FTS (+2,4%), SSI (+2,1%), HCM (+1,7%), VND (+1,6%) kích hoạt tăng cuối phiên.

Những biến động kém tích cực chỉ còn ghi nhận ở IMP (-6,98%), ORS (-6,99%) trong đó ORS có phiên giảm kịch sàn thứ 3 liên tiếp. Tuy nhiên, các mã này không có ảnh hưởng tới bức tranh chung của thị trường.

Chốt phiên giao dịch, VN-Index tăng 8,44 điểm lên 1.330,32 điểm (+0,64%). Thanh khoản sàn đạt 921,38 triệu đôn vị, tương đương 19.523 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index tăng 0,07% còn UPCoM-Index giảm 0,14%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.400 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm

Thị trường đã có một phiên biến động lớn khi có thời điểm chỉ số VN-Index giảm tới 70 điểm cùng nhiều Bluechips xuất hiện giá sàn. Dù vậy, cuối phiên, biên độ giảm đã kịp thời thu hẹp lại và VN-Index đóng cửa ở ngày đáy 2.

Thị trường tìm sự cân bằng giữa rủi ro thuế quan 2025 và cơ hội kết quả kinh doanh quý I Thị trường vẫn cần thêm thời gian để kiểm tra đáy 2

Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Tỷ lệ Margin/VCSH tại ngày 31/3 tăng mạnh lên xấp xỉ 100%, cao nhất trong vòng 12 quý nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm hồi cuối 2021 đến đầu 2022.

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025 Cổ phiếu bật tăng kịch trần, mẹ con Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường vẫn bị “call margin”

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường không dành cho người nôn nóng "bắt sóng"

Theo chuyên gia, quý 2 sẽ là giai đoạn thử thách thực sự cho thị trường, không phải để kỳ vọng vào lợi nhuận tăng vọt, mà để đánh giá mức độ thích ứng và sức đề kháng của doanh nghiệp trong một môi trường có thể biến động rất nhanh.

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng