Đông Nam Á cần đầu tư 210 tỷ USD mỗi năm vào năng lượng tái tạo

Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) lưu ý mức đầu tư 210 tỷ USD mỗi năm cao gấp 2,5 lần so với khoản ngân sách mà chính phủ các nước Đông Nam Á đang lên kế hoạch để đạt mục tiêu về khí hậu.

Các quốc gia Đông Nam Á cần tăng hơn 2 lần khoản đầu tư hằng năm vào hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi năng lượng và đáp ứng các mục tiêu về khí hậu.

Đề xuất này được đưa ra trong báo cáo của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) công bố ngày 19/9.

Theo báo cáo của IRENA, về dài hạn, các nước cần đầu tư trung bình 210 tỷ USD/năm vào năng lượng tái tạo, hiệu suất năng lượng và để hỗ trợ công nghệ và cơ sở hạ tầng trong giai đoạn từ nay đến năm 2050, góp phần hạn chế tăng nhiệt toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

IRENA lưu ý mức đầu tư này cao gấp 2,5 lần so với khoản ngân sách mà chính phủ các nước Đông Nam Á đang lên kế hoạch để đạt mục tiêu về khí hậu.

Quảng cáo

Báo cáo nêu rõ tổng mức đầu tư có thể lên tới 6.000 tỷ USD đến năm 2050. Các cơ hội đầu tư bao gồm đầu tư vào năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học, hiệu suất năng lượng, hydrogen...

Theo IRENA, đến năm 2050, các nước có thể giảm tới 160 tỷ chi phí năng lượng. Với việc đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo, đến năm 2050, ASEAN cũng có thể giảm chi phí năng lượng và tiết kiệm được 1.500 tỷ USD liên quan đến sức khỏe của con người và thiệt hại môi trường do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Khu vực Đông Nam Á đóng góp 25% công suất điện địa nhiệt cho thế giới. Tuy nhiên, khu vực này cũng có trữ lượng than đá dồi dào. Indonesia là quốc gia xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới.

Tổng giám đốc IRENA Francesco La Camera lưu ý việc ngừng sử dụng than đá, cùng với tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và kết nối lưới điện khu vực là bước đi cần thiết để đạt các mục tiêu không phát thải.

Trong bối cảnh 50% các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cam kết ngừng sử dụng than đá để sản xuất điện, ông La Camera vẫn nhấn mạnh rằng "các cam kết khí hậu đòi hỏi hành động khẩn trương, có phối hợp và phải thực hiện ngay bây giờ mới có hy vọng thành công”.

Theo Vietnam+ Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm