Có thể đứng trước một năm bị nhà đầu tư ngoại rút ròng kỷ lục

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi qua nửa đầu năm 2024 với mức tăng trưởng của chỉ số VN-Index đạt 10,21%, đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6/2024 tại 1.245,32 điểm. Dù vậy, nhà đầu tư vẫn có sự chạnh lòng khi thị trường phải gồng mình trước áp lực bán của nhà đầu nước ngoài khiến chỉ số chưa thể chinh phục mốc 1.300 điểm.

Theo thống kê, tới hết tháng 6, khối ngoại đã bán ròng hơn 50 nghìn tỷ đồng trên HOSE, hơn 1.100 tỷ đồng trên UPCoM và chỉ mua ròng gần 650 tỷ đồng trên HNX. Tổng cộng, giá trị bán ròng trên 3 sàn đạt gần 51.300 tỷ đồng.

điểm sáng trong đợt bán ròng nửa đầu năm 2024 của nhà đầu tư ngoại
Số liệu thống kê tính đến hết tháng 6/2024.

Xét trên lịch sử thị trường chứng khoán, quy mô bán ròng 6 tháng năm 2024 chỉ xếp sau cả năm 2021 (hơn 61.700 tỷ đồng). Nếu đà bán ra không được thu hẹp hoặc đảo chiều trong phần còn lại của năm 2024, thị trường có thể đứng trước một năm bị rút ròng kỷ lục.

điểm sáng trong đợt bán ròng nửa đầu năm 2024 của nhà đầu tư ngoại
Ông Nguyễn Đức Chi - Thứ trưởng Bộ Tài chính (Ảnh: Báo Lao Động)
          

Thị trường chứng khoán đang được cải cách, đứng trước cơ hội nâng hạng nên nhà đầu tư ngoại rút ra có thể sẽ lại tiếc nuối, lúc quay trở lại có thể mất chi phí đầu tư lớn hơn.

          

Nhìn từ góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Đức Chi - Thứ trưởng Bộ Tài chính đánh giá "Hiện tượng các quỹ nước ngoài có sự điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tư là chuyện rất bình thường. Kinh tế vĩ mô cùng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết vẫn được giữ ổn định. Cùng với đó thị trường chứng khoán đang được cải cách, đứng trước cơ hội nâng hạng nên nhà đầu tư rút ra có thể sẽ lại tiếc nuối, lúc quay trở lại có thể phải bỏ ra chi phí lớn hơn".

Trong khi đó, ông Bùi Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước đánh giá, hiện giá trị nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 46-49 tỷ USD, tương đương 16% vốn hóa trên thị trường. Dù là thị trường có hạn chế về tỷ sở hữu nước ngoài, các chứng khoán vẫn được khối ngoại nắm nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.

điểm sáng trong đợt bán ròng nửa đầu năm 2024 của nhà đầu tư ngoại
Ông Bùi Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước (Ảnh: Báo Lao Động)

Dù là thị trường có hạn chế về tỷ sở hữu nước ngoài, các chứng khoán Việt Nam vẫn được khối ngoại nắm nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.

"Động thái rút vốn trong thời gian qua không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn có Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan… Nguyên nhân chung đến từ lãi suất đồng USD duy trì quá cao khiến đồng USD tăng giá, đồng Việt Nam hoặc các đồng nội tệ trong khu vực có sự mất giá. Một số quỹ đã thay đổi kế hoạch, chiến lược để đầu tư vào thị trường ít rủi ro hơn, có cơ hội lớn hơn trong ngắn hạn hoặc đóng quỹ. Tuy nhiên, giá trị bán ròng vẫn thấp hơn giá trị vốn hóa tăng từ đầu năm, câu chuyện bán ròng, rút vốn chưa phải hiện tượng tạo ra dư luận tiêu cực." ông Hải cho biết thêm.

Những điểm sáng vẫn xuất hiện

Dù lượng tiền bị rút ròng khỏi thị trường Việt Nam lớn, nhà đầu tư nước ngoài thực tế vẫn duy sự quan tâm với không ít cổ phiếu và tạo ra động lực tích cực. Theo thống kê, trong 10 mã được khối ngoại mua ròng trên cả 3 sàn, có tới 8/10 mã tăng giá.

điểm sáng trong đợt bán ròng nửa đầu năm 2024 của nhà đầu tư ngoại
10 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 6 tháng đầu năm.

Cổ phiếu MWG (+1.950 tỷ đồng) là mã được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị ròng đạt gần 2.000 tỷ đồng và đã tăng 47%. Trong khi đó, cổ phiếu HVN lại là mã tăng giá ấn tượng nhất với thành tích 171% và cũng được hút được 541 tỷ đồng từ các nhà đầu tư ngoại.

Được biết trong quý đầu tiên của năm 2024, MWG đã báo cáo LNST đạt 903 tỷ đồng, tăng trưởng 40 lần so với cùng kỳ, cho thấy những tín hiệu hồi phục rõ ràng hơn của ngành bán lẻ.

Còn HVN cũng đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất của ngành hàng không với doanh thu hợp nhất quý I/2024 đạt gần 28,3 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế ở mức kỷ lục, đạt 4.528 tỷ đồng, đánh dấu mức lãi lớn nhất lịch sử.

điểm sáng trong đợt bán ròng nửa đầu năm 2024 của nhà đầu tư ngoại
10 cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 6 tháng đầu năm.

Sự tích cực của các cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất thị trường sẽ khó có thể so sánh được với các mã kể trên. Điển hình như trường hợp của nhóm cổ phiếu Vingroup như VHM (-13%), VRE (-12%), VIC (-8%) trong đó VHM đã bị khối ngoại rút ra tới gần 11.700 tỷ đồng.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cho thấy lực bán của nhà đầu tư nước ngoài không phải là vấn đề lớn với các cổ phiếu như FPT (+57%), MSN (+11%), VPB (+2%) hay như các ETFs nội là FUEVFVND (+22%), FUESSVFL (+10%).

Nổi bật nhất vẫn là cổ phiếu FPT với việc đã liên tục phá kỷ lục thời đại trong nửa đầu năm 2024. Quy mô vốn hóa của FPT thậm chí còn vượt mặt qua hàng loạt ông lớn trên thị trường chứng khoán như HPG, GAS, CTG, TCB và vươn lên vị trí thứ 3 trên HOSE vào cuối tháng 06/2024, đạt gần 190.600 tỷ đồng.

Theo Thời đại Copy