Đầu tư công nghiệp: Châu Âu đang tụt lại phía sau Trung Quốc và Mỹ

"Nếu chúng ta không phản ứng, ngành công nghiệp châu Âu sẽ bị nuốt chửng", cảnh báo này được đưa ra trong các cuộc họp nội bộ của EU.

Nhật báo Le Monde dẫn thông tin từ một nghiên cứu cảnh báo rằng khu vực châu Á và Bắc Mỹ đang cung cấp phần lớn nguồn tài chính cho các lĩnh vực công nghệ của tương lai và kế hoạch bảo hộ mới của Mỹ có thể làm nổi bật sự lạc hậu của châu Âu trong vấn đề này.

"Nếu chúng ta không phản ứng, ngành công nghiệp châu Âu sẽ bị nuốt chửng", cảnh báo này được đưa ra trong các cuộc họp nội bộ của Brussels. Xung quanh các nhà máy của Pháp, Đức hoặc Italy, mối quan tâm tương tự cũng gia tăng trong bối cảnh Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) được Mỹ thông qua.

Chương trình trợ cấp và tín dụng thuế lên tới 370 tỷ USD (352 tỷ euro) dành cho các ngành công nghiệp xanh của Mỹ trong khuôn khổ IRA sẽ làm tăng đáng kể khả năng cạnh tranh của họ. Thierry Breton, Ủy viên Liên minh châu Âu về thị trường nội địa, đã bày tỏ lo ngại khi khẳng định chủ nghĩa bảo hộ này có thể thu hút các tập đoàn công nghiệp của châu Âu đến Mỹ, và cả các khoản đầu tư chiến lược mà những công ty đến từ các nước thứ ba đang định thực hiện ở châu Âu.

Viễn cảnh này càng đáng lo ngại hơn vì trong 5 năm qua, "Lục địa Già" đã bị châu Á và Mỹ bỏ xa về đầu tư công nghiệp. Ngày 12/12, Văn phòng nghiên cứu Trendeo, Viện tái công nghiệp hóa Pháp, công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey & Company và nhóm kỹ sư Fives đã công bố một nghiên cứu mang tên "Phong vũ biểu toàn cầu về đầu tư công nghiệp năm 2022". Nghiên cứu này cho thấy một loạt các chỉ số chứng minh sự tụt hậu đáng lo ngại của châu Âu.

Chuyên gia David Cousquer đến từ Văn phòng nghiên cứu Trendeo giải thích: "Sự chủ động của Mỹ trong lĩnh vực công nghiệp đã có những tác động rất rõ ràng. Tỷ trọng đầu tư toàn cầu của Mỹ đã tăng từ 20% lên 30% trong giai đoạn 2019 và 2022". Trong khi tỷ lệ này của châu Âu vẫn ổn định ở mức khoảng 13%. Chỉ số này của châu Á giảm một chút trong thời kỳ COVID-19 nhưng cho đến nay vẫn đứng đầu bảng với hơn 50%.

Gwenaël Guillemot, Giám đốc Viện Tái công nghiệp hóa Pháp, cho biết thêm: "Sự tụt hậu này của châu Âu được xác nhận khi xem xét chi tiết các lĩnh vực công nghệ chính. Ví dụ, từ năm 2016 đến năm 2022, châu Âu chỉ thu hút có 7% đầu tư toàn cầu vào lĩnh vực chất bán dẫn, tương đương 59 tỷ USD (56 tỷ euro). Bắc Mỹ nhận 30% (248 tỷ USD) và châu Á là 63% (533 tỷ USD)".

Phong vũ biểu cũng tiết lộ thứ hạng về số tiền đầu tư của các công ty bán dẫn lớn trong cùng thời kỳ này. Tập đoàn Hàn Quốc SK Inc. dẫn đầu khi thu hút tổng vốn đầu tư là 138 tỷ USD, tiếp đến là Intel của Mỹ (135 tỷ USD) và TSMC của Đài Loan (Trung Quốc, 111 tỷ USD). Không có doanh nghiệp châu Âu nào xuất hiện trong top 10 những doanh nghiệp này.

Trong lĩnh vực sản xuất pin, vốn rất cần thiết cho việc sản xuất ô tô điện, tình hình có tích cực hơn. Phải thừa nhận rằng các công ty châu Âu đã đầu tư 13% vào lĩnh vực này từ năm 2016 đến năm 2022, cao hơn so với các đối tác Mỹ (5%).

Nhưng theo ông Guillemot, tỷ lệ này của các công ty châu Á lại là 81%, và Trung Quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu về công nghệ này, cũng như đang nắm quyền bá chủ với hầu hết các sản phẩm công nghiệp khác, bỏ xa châu Âu. Tương tự, châu Á đã chiếm 60% "khoản đầu tư lớn" kể từ năm 2016, cụ thể là những khoản đầu tư trị giá hơn 5 tỷ USD, so với 2% của Liên minh châu Âu và 14% của Mỹ.

Quảng cáo

Thật không may, tình hình khó có thể cải thiện trong những tháng tới. Bởi vì ngoài việc bị ảnh hưởng bởi đạo luật IRA, các nhà máy của châu Âu cũng đang phải chịu gánh nặng từ việc giá năng lượng tăng vọt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

"Đối với các ngành công nghiệp nặng của châu Âu, giá khí đốt đã tăng gấp 10 lần so với mức được ghi nhận trước đại dịch COVID-19 và chi phí sản xuất liên quan đến năng lượng đã tăng 50%", chuyên gia Peter Crispeels của McKinsey nhận xét. Vì vậy, điểm cạnh tranh của châu lục này kém hơn rất nhiều so với Mỹ, nơi hóa đơn năng lượng thấp hơn đến 5 lần.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều nhà công nghiệp châu Âu nghĩ đến việc vượt Đại Tây Dương. Nhà phát triển và sản xuất pin Northvolt của Thụy Điển đã từng thông báo vào tháng 3/2022 rằng nhà máy pin khổng lồ thứ ba của họ sẽ được lắp đặt ở Đức (sau Thụy Điển và Ba Lan), nhưng giờ đây lại đang lên kế hoạch xây dựng nó ở Mỹ. Các tập đoàn ô tô của Volkswagen và BMW cũng sẽ tăng cường năng lực sản xuất của họ ở đó.

Hiện tượng "chảy máu công nghiệp" có lẽ đã bắt đầu mặc dù còn chưa được phản ánh trong các số liệu đầu tư. Mặc dù phải đối mặt với điều này, nhưng có vẻ như châu Âu vẫn đang phản ứng một cách rất rụt rè. Trong chuyến thăm Washington vào đầu tháng 12/2022, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thuyết phục người đồng cấp Mỹ Joe Biden thực hiện "sửa đổi" đối với IRA. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu điều này có được thực hiện hay không.

Trong khi đó, EU lại không muốn tham gia vào cuộc chiến thương mại bởi vì tất cả sẽ bị tổn thương và người châu Âu cũng khó có được sự đồng thuận để đưa ra một kế hoạch tương tự để bảo vệ các ngành công nghiệp của họ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra một thực tế khác không mấy đáng ngạc nhiên đó là: "Sự phục hồi nhanh chóng trong đầu tư công nghiệp sau cuộc khủng hoảng COVID-19 đã bị gián đoạn bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine", chuyên gia David Cousquer giải thích.

Đầu tư công nghiệp đã tăng từ mức 659 tỷ lên 1.164 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2021 (+77%), nhưng tốc độ phục hồi này được cho là sẽ giảm xuống còn 934 tỷ USD vào năm 2022 (- 20%), theo Trendeo. Nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh: "Các khoản đầu tư nước ngoài đã bị mất ở Nga trong năm 2022 đã không hề được thay thế bằng các khoản đầu tư trong nước".

Đáng chú ý hơn nữa, cuộc xung đột ở Ukraine đã làm gia tăng "sự co cụm của các chuỗi sản xuất", một xu hướng vốn đã diễn ra từ năm 2018 thông qua quá trình tái khu vực hóa thương mại trong mỗi tiểu lục địa. Do đó, 80% đầu tư vào Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan), khu vực khép kín nhất trên thế giới, đến từ Đông Á. Con số này ở Bắc Mỹ là 70% đến từ Bắc Mỹ, tương tự là Tây Âu với 59% hoặc Bắc Phi với 51%. Duy chỉ có Mỹ Latinh là khu vực cởi mở nhất khi đón nhận 70% các khoản đầu tư đến từ các công ty bên ngoài lục địa.

"Ngoài ra, khoảng cách trung bình giữa trụ sở chính của công ty và địa điểm đầu tư đã giảm 15% kể từ mức cao nhất được ghi nhận vào năm 2018, từ 3.546 km xuống còn 3.032 km", nghiên cứu cho biết thêm.

Điều này cho thấy nếu toàn cầu hóa chưa chết, thì khái niệm này cũng thực sự đang thay đổi về bản chất.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro